Affiliate Marketing là gì? Tất tần tật kiến thức về Affiliate Marketing

Affiliate Marketing là gì? Tất tần tật kiến thức về Affiliate Marketing

Trong những năm gần đây thương mại điện tử ngày càng phát triển. Trên thế giới cũng như tại Việt Nam tất cả các ngành đều bị ảnh hưởng vì Covid nhưng trái lại ngành thương mại điện tử lại phát triển chóng mặt. Nhắc đến thương mại điện tử thì không thể không nhắc đến hình thức Affiliate Marketing.

Nếu bạn mới biết đến và chưa rõ về hình thức này? Vậy thì, hãy cùng RedCross tìm hiểu Affiliate Marketing là gì? Tất tần tật kiến thức về Affiliate Marketing từ đó có thể nắm được cách thức hoạt động và cách thức kiếm tiền của Affiliate Marketing nhé!

Affiliate Marketing là gì?

Affiliate Marketing (tiếp thị liên kết) chính là hoại tiếp thị trên Internet, kiếm tiền online (MMO) bằng cách quảng bá những sản phẩm, dịch vụ của các nhãn hàng khác thông qua các đường link của bạn trên các nền tảng như web, blog,…nếu ai đó mua hàng qua đường link của bạn thì bạn sẽ nhận được hoa hồng từ phía người bán. 

Các thành phần tham gia trong Affiliate Marketing

Các thành phần tham gia trong Affiliate Marketing
Các thành phần tham gia trong Affiliate Marketing
  • Nhà cung cấp (Advertiser/Merchant) là những doanh nghiệp hay cá nhân cung cấp sản phẩm, dịch vụ từ nhiều ngành kinh doanh khác nhau như: ngành hàng tiêu dùng, thực phẩm, điện tử, làm đẹp, giáo dục, tài chính… Họ sẽ chịu trách nhiệm cung ứng sản phẩm và cam kết về chất lượng đưa ra các chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho nhà phân phối. Họ sử dụng hình thức quảng cáo này mong muốn chi phí bán hàng sẽ giảm và doanh thu tăng.
  • Nhà phân phối (Affiliate/Publisher) là những cá nhân, tổ chức sở hữu blog, website, kênh bán hàng online với lượng người dùng lớn, uy tín, ổn định hoặc là những ai hiểu biết về marketing online để bán hàng. Họ sẽ đặt link quảng cáo sản phẩm  cho các nhãn hàng để thu về hoa hồng.
  • Mạng lưới tiếp thị liên kết (Affiliate Network) Mạng lưới tiếp thị liên kết là nền tảng trung gian giúp kết nối nhà cung cấp với nhà phân phối. Cơ chế này sẽ giúp nhà cung cấp theo dõi, đánh giá hiệu quả của các công việc quảng cáo, tiếp thị sản phẩm, các chiến dịch bán hàng,… qua đó đo lường và thanh toán hoa hồng cho nhà phân phối.
  • Khách hàng (End User) Khách hàng là người cuối cùng trong chuỗi Affiliate Marketing. Những người này đã mua sử dụng sản phẩm,dịch vụ của nhà cung cấp, thông qua đường link của nhà phân phối.

Ưu và nhược điểm của làm Affiliate Marketing

Ưu điểm

Ưu điểm
Ưu điểm
  • Chi phí làm Affiliate Marketing thấp khi tham gia hoạt động Affiliate Marketing, với tư cách là nhà phân phối sản phẩm, bạn sẽ không mất phí tham gia. Không bị áp đặt về doanh số, không phải gói hàng hay giao hàng.
  • Việc bạn gia nhập hình thức Affiliate rất dễ dàng và cực kỳ đơn giản. Bạn chỉ cần cung cấp các thông tin để nhà cung cấp biết và hai bên thỏa thuận về hoa hồng. Sau đó, bạn có thể bắt đầu hoạt động Affiliate của mình.
  • Thời gian cực kỳ linh hoạt phù hợp với mọi đối tượng tham gia từ sinh viên cho đế người đi làm ,… đều có thể tham gia và kiếm tiền bằng hình thức này
  • Không cần tạo ra sản phẩm, dịch vụ: Việc của bạn khi bắt đầu làm Affiliate là để nhiều người biết đến sản phẩm, dịch vụ của nhà cung cấp có đường link (trên web, blog) của bạn. Từ đó, kích thích việc mua hàng thông qua đường link của bạn.
  • Bạn không cần  lo vấn đề giao hàng và đổi trả chỉ cần tận dụng tối đa sức ảnh hưởng để quảng bá, tối ưu chuyển đổi từ nền tảng của bạn, tạo ra doanh số lớn và nhận hoa hồng theo sản phẩm. Các dịch vụ giao hàng và đổi trả bên nhà cung cấp sẽ chịu trách nhiệm.
  • Kiếm thu nhập thụ động: Khi hoạt động Affiliate Marketing của bạn ổn định, bạn sẽ luôn nhận được chiết khấu kể cả khi bạn không tác động gì.
  • Khi tham gia bạn sẽ có thể tăng vốn hiểu biết lên một tầng cao mới. Học được nhiều kỹ năng của ngành Marketing như SEO, website, content,…Bạn sẽ biết được các phần mềm liên quan như: google, google adwords,…

Nhược điểm

Nhược điểm
Nhược điểm
  • Để làm Affiliate Marketing (hay tiếp thị liên kết) bạn cần bỏ thời gian nhất định, bỏ công sức xây dựng web, blog của mình để tăng lượng truy cập
  • Cần có chuyên môn tốt về MarketingInternet: Các hoạt động của Affiliate Marketing đa phần trên môi trường online. Bởi vậy, các kiến thức để internet và marketing là những thứ bạn bắt buộc phải trang bị.
  • Bên cạnh nhiều hình thức Affiliate Marketing hỗ trợ quảng cáo thì cũng có những nền tảng thư như email có những hạn chế nhất định về quảng cáo trả phí.
  • Một số nền tảng hay chương trình Affiliate Marketing sẽ cần đạt đến số tiền nhất định để được thanh toán hoa hồng.

Các hình thức của Affiliate Marketing tại Việt Nam

ác hình thức của Affiliate Marketing tại Việt Nam
ác hình thức của Affiliate Marketing tại Việt Nam

Affiliate Marketing tại Việt Nam có 4 hình thức chính là:

  • Product Launch: Đây là hình thức sử dụng cho các chiến dịch Marketing ra mắt sản phẩm mới. Mục đích của hoạt động này là thu hút khách hàng mới và tăng doanh thu. Là hình thức đơn giản nhất trong các loại hình Affiliate tại Việt Nam. Product Launch có mức cạnh tranh ít nhất và kiếm tiền nhanh. Song, hình thức này phụ thuộc vào chu kỳ sống của sản phẩm. Chúng thường chỉ được áp dụng từ 10-20 ngày từ khi nhà sản xuất tung sản phẩm mới ra thị trường.
  • Niche site: chính là hình thức tiếp thị liên kết phổ biến, làm lâu dài và phát triển nhất. Đây là cách các nhà phân phối xây dựng hệ thống web về một lĩnh vực nhất định, từ đó thu hút người dùng truy cập tìm kiếm sản phẩm, thông tin. Những người truy cập đọc thông tin trên web chính là những khách hàng tiềm năng khi bạn (nhà phân phối) biết khai thác và tối ưu chuyển đổi. Không chỉ phát triển mạnh mẽ mà Niche site được ưa chuộng bởi chiết khấu lớn từ 5-20% giá trị đơn hàng.
  • Authority site: hình thức này có sự tự tiên đồng với hình thức Niche site. Tuy nhiên, thay vì viết chuyên sâu về một chủ đề, web Authority site có nội dung bao quát cả lĩnh vực. Hình thức này đòi hỏi nhà phân phối cần dành ra nhiều thời gian để cung cấp một lượng thông tin lớn. Song, sẽ Authority site có mức chiết khấu cao hơn hẳn.
  • CPA (Cost Per Action) là hình thức được sử dụng trên các nền tảng quảng cáo. Với Affiliate, khi nhà phân phối tham gia mạng lưới CPA, các bên sẽ có các link liên kết và sử dụng link này để quảng cáo, nhận hoa hồng từ nhà cung cấp khi khách hàng thực hiện hành động chuyển đổi có thể là: mua hàng, điền form đăng ký, tham gia khảo sát,…Hình thức này được các nhà phân phối sử dụng qua nhiều công cụ hỗ trợ như trên: SEO, Facebook Ads, Google Ads,…

Thông qua bài viết “Affiliate Marketing là gì? Tất tần tật kiến thức về Affiliate Marketing” trong chuyên mục kiến thức kì này RedCross hy vọng bạn đã hiểu hơn về hình thức tiếp thị liên kết này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *