Các loại cảm biến trên ô tô

Có thể nói các loại cảm biến trên ô tô là những bộ phận cơ bản nhất và không thể thiếu với bất kỳ dòng xe nào. Nó có công dụng cung cấp các tín hiệu từ bộ phận của máy đến bộ điều khiển trung tâm của xe. 

Tất cả các biến đổi về vật lý, hóa học của ô tô đều được bộ phận cảm biến thu  lại và gửi về bộ phận trung tâm để người lái biết được tình trạng xe ô tô của mình.

>>>>> Có thể bạn quan tâm:

Thế nào là cảm biến trên xe ô tô?

Các cảm biến trên ô tô có thể xem như những giác quan của xe, nó được thiết kế nhỏ gọn và rất tiện nghi với người sử dụng. Những hệ thống này sẽ tự động kiểm soát và điều chỉnh lại tình trạng làm việc của bộ phận động cơ xe giúp nó hoạt động được ổn định.

Thế nào là cảm biến trên xe ô tô?
Thế nào là cảm biến trên xe ô tô?

Nhờ có bộ phận cảm biến trên ô tô mà xe sẽ hoạt động được tốt hơn, tiết kiệm nhiều nhiên liệu và góp phần bảo vệ môi trường. Các nhà sản xuất ô tô luôn chú trọng vào việc nghiên cứu, phát triển sao cho các bộ phận này ngày càng nâng cao hiệu suất và tính năng hoạt động hơn.

Phân loại cảm biến xe ô tô

Các loại cảm biến ở trên xe được xem là thiết bị hỗ trợ sự vận hành của động cơ giúp nó hoạt động liên tục nhưng vẫn giữ được sự ổn định. Thường thì xe ô tô sẽ có một số bộ phận cảm biến sau:

Bộ phận cảm biến ở vị trí phần trục khuỷu của xe

Bộ phận này có công dụng thông báo cho điều khiển trung tâm (hay ECU) của xe ô tô biết được vị trí cốt máy tương ứng. Từ đó điều chỉnh thời điểm đánh lửa hoặc phun nhiên liệu thích hợp lên phần xi-lanh của động cơ xe.

Bộ phận cảm biến ở vị trí phần trục khuỷu của xe
Bộ phận cảm biến ở vị trí phần trục khuỷu của xe

Bộ phận cảm biến vị trí phần trục cam trên xe ô tô

Nó có chức năng tìm vị trí của trục cam ở trong xe, đồng thời báo về cho bộ điều khiển trung tâm. Bộ phận này có tác dụng hỗ trợ tính toán thời gian phun nhiên liệu xe sao cho hợp lý nhất.

Bộ phận cảm biến vị trí phần bướm ga của xe ô tô

Bộ phận này giúp ECU điều chỉnh được dung lượng phun nhiên liệu sao cho tối ưu nhất theo độ mở bướm ga của ô tô. Đối với những dòng xe ô tô chạy hộp số tự động, bướm ga là vị trí cực kỳ quan trọng, nó giúp kiểm soát quá trình chuyển số trên xe.

>>>>> Xem thêm: Trường dạy học lái xe Ô tô hạng C uy tín TPHCM 

Trường hợp bị hỏng cảm biến này sẽ khiến cho xe khi muốn đi nhanh hay tăng tốc sẽ không đáp ứng kịp thời. Đèn báo lỗi động cơ sáng lên và hộp số tự động lúc này khi sang số sẽ hoạt động khó khăn, không được bình thường dẫn đến tình trạng hay bị chết máy.

Bộ phận cảm biến áp suất đường ống nạp nhiên liệu xe ô tô

Cảm biến này có nhiệm vụ cung cấp các loại tín hiệu về áp suất chân không theo dạng tần số hoặc điện năng về cho ECU. Nếu không có nó, động cơ xe sẽ có hiệu suất kém, xả nhiều khói tải làm ảnh hưởng đến môi trường.

Bộ phận cảm biến nhiệt độ nước làm mát của xe

Bộ phận này có công dụng kiểm tra nhiệt độ của nước làm mát ở động cơ sau đó truyền tín hiệu cho bộ xử lý trung tâm. Xe nếu không có cảm biến nhiệt độ nước làm mát sẽ rất có khởi động. 

Bộ phận cảm biến nhiệt độ nước làm mát của xe
Bộ phận cảm biến nhiệt độ nước làm mát của xe

Bộ phận cảm biến lưu lượng khí nạp trên xe ô tô 

Bộ phận này có công dụng đo khối lượng của phần khí khi nạp qua cửa hút của xe rồi truyền về cho ECU để điều chỉnh lại lượng nhiên liệu phù hợp. Xe không được lắp bộ phận này sẽ chạy tốn nhiên liệu hơn rất nhiều, thậm chí còn bị chết máy.

Vai trò của cảm biến khá quan trọng khi mà lưu lượng khí nạp được gắn trên cổ hút sẽ có cấu tạo màng lưới được nung nóng. Lúc này không khí thổi qua sẽ khiến cho nhiệt độ giảm đi ít nhiều dựa vào hiệu ứng nhiệt điện.

Kiểm tra cảm biến ô tô như thế nào?

Cách kiểm tra các cảm biến trên ô tô cũng rất đơn giản, bạn chỉ cần dựa vào các dấu hiệu mà nó gửi về cho ECU là sẽ nhận biết được có phát sinh lỗi hay không. Ví dụ như:

  • Dấu hiệu hư hỏng của bộ cảm biến khúc khuỷu sẽ là đèn Check Engine báo sáng lên, đồng thời động cơ sẽ bị rung và ngừng hoạt động. Bạn cũng nên kiểm tra xe có tia lửa ở bugi phát ra không để xác minh lỗi.
  • Với bộ phận bướm ga TPS, hãy quan sát xem các giắc điện có bị mòn hoặc phần dây bị đứt hay kết nối lỏng lẻo không. Nếu thấy bị ngắt kết nối cảm biến thì chứng tỏ bộ phận này đang xảy ra trục trặc.
  • Ở phần cảm biến lưu lượng khí nạp, bạn cần khởi động lại động cơ rồi dùng tuốc nơ vít chạm nhẹ vài lần vào giắc cắm của nó. Khi thấy phần động cơ nổ không êm hoặc không hoạt động thì tức là cảm biến đã bị lỗi.

Mong rằng qua những thông tin được chia sẻ bởi RedCross quý đọc giả đã biết được các loại cảm biến trên ô tô có tác dụng như thế nào. Nếu có phát sinh lỗi, hãy kiểm tra thật kỹ để xác định xem nó xảy ra ở bộ phận nào hoặc bạn cũng có thể đem xe đến trung tâm sửa chữa gần nhất để tu sửa. Có bất kỳ thắc mắc hoặc cần thi bằng lái xe ô tô hạng B1, B2 có thể liên hệ chúng tôi qua website https://www.siliconvalley-redcross.org

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *