Lái xe đường trường có thể đơn giản hơn so với học trên sa hình lúc thi sát hạch, nhưng không phải ai cũng có kỹ năng lái xe thuần thục khi bắt đầu. Vì vậy, chia sẻ kinh nghiệm lái xe ô tô đường trường cho người mới sẽ là nội dung mà chúng tôi mang đến trong bài viết hôm nay.
Xem thêm:
- Kinh nghiệm thi thực hành bằng lái xe B2 đạt điểm tuyệt đối
- Thi bằng lái xe ô tô B2 bao nhiêu điểm sẽ đậu theo quy định mới 2021?
- Cấu trúc bài thi bằng lái xe ô tô hạng B2 chính xác theo Bộ GTVT
Việc lái xe đường trường cần phải đảm bảo an toàn cho bản thân và những người đang lưu thông trên đường. Để biết được những kinh nghiệm cũng như những mẹo đơn giản nhưng hiệu quả, hãy theo dõi bài viết dưới đây cùng Siliconvalley-redcross.org nhé.
Chia sẻ kinh nghiệm lái xe ô tô đường trường cho người mới
Với những ai đam mê lái xe ô tô đường dài thì không thể bỏ qua những kỹ thuật lái xe cũng như kỹ năng xử lý tình huống khi ô tô đi đường trường.
Trong các kỳ thi sát hạch bằng lái xe ô tô như bằng lái B1, B2, C… tổ chức bởi Bộ GTVT, khi muốn lấy giấy phép lái xe thì bạn bắt buộc phải vượt qua phần thi đường trường sau khi vượt qua phần thi sa hình.
Học lái xe đường trường không đòi hỏi quá nhiều kỹ thuật nhưng bạn cần phải biết cách lái xe thực tế, tiếp xúc và xử lý những va quẹt hay tình huống bất ngờ gặp phải trên đường.
Kinh nghiệm lái xe đường trường luôn phải được đúc kết từ thực tế. Vì vậy, những kỹ năng đó sẽ được Chuyên mục Kiến Thức mang đến sau đây.
Kiểm tra toàn bộ xe trước khi lên đường
Dù là khi tập lái trên sa hình hay lái xe đường trường thì điều tiên quyết bạn phải làm đầu tiên là kiểm tra xe cẩn thận, đặc biệt là phần lốp xe. Lốp xe có áp suất được quy định bởi nhà sản xuất, có thể thấy ở những nơi như cạnh cửa, hộc cửa, cốp xe hay nắp xăng…
Tuy nhiên, đó không phải là áp suất khuyến nghị cho xe của bạn mà chỉ là áp suất tối đa mà lốp xe có thể chịu được.
Bạn cần kiểm tra lốp xe ít nhất 1 lần/tháng để đảm bảo an toàn nhất. Đồng thời, cần kiểm tra độ sâu gai của mặt lốp để tránh trượt và hiện tượng chêm nước.
Giữ khoảng cách an toàn với xe trước
Hướng dẫn lái xe đường trường thứ hai đó là cần giữ khoảng cách an toàn với xe phía trước. Khi đã lái xe đường dài thì phản ứng của tài xế không còn nhanh nhạy như khi vừa lên xe.
Vì vậy, có nhiều tình huống bất ngờ xảy ra từ xe phía trước như thắng gấp, chuyển hướng…
Theo Điều 12 Thông tư 91/2015/TT-BGTVT ban hành, khoảng cách an toàn giữa các xe phụ thuộc vào tốc độ di chuyển được quy định như sau:
Khi mặt đường khô ráo:
Tốc độ di chuyển (km/h) | Khoảng cách an toàn tối thiểu (m) |
>60 | 35 |
80 | 55 |
100 | 70 |
120 | 100 |
Còn trong điều kiện thời tiết xấu như mưa, sương mù, trơn trượt hay vượt đèo… người lái xe cần phải điều chỉnh khoảng cách phù hợp lớn hơn khoảng cách ghi trên biển báo để đảm bảo an toàn.
Cách vượt xe khác khi chạy đường dài
Khi muốn vượt xe trước thì kỹ năng vượt xe an toàn đó là lái xe cần phải quan sát kỹ, nếu đường thông thoáng và đủ khả năng vượt thì bạn bật xi nhan trái và vượt lên. Tuy nhiên cần giữ tốc độ ổn định, không tăng ga quá nhanh.
Đồng thời, cần quan sát gương chiếu hậu để chắc chắn không có xe nào đang vượt mình phía sau. Nhìn sang phải xe có xe nào bên hông mình không.
Dấu hiệu cho thấy xe trước đồng ý cho vượt đó là xe đi chậm lại, bật xi nhan phải thì lúc này bạn mới nên vượt qua. Khi đã vượt được xe một khoảng cách an toàn, bạn cần bần xi nhan phải để nhập vào làn đường cũ.
Luôn quan sát các biển báo giao thông trên đường
Việc quan sát hệ thống biển báo giao thông là vô cùng quan trọng cho những tài xế lái xe đường dài. Hãy quan sát các biển báo được đặt hai bên đường để di chuyển đúng, tránh bị cảnh sát giao thông phạt tiền hoặc những tai nạn giao thông đáng tiếc xảy ra.
Thông thường, cần đặc biệt chú ý đến các biển báo giới hạn tốc độ, biển báo cấm vượt… để tránh bị phạt hoặc gây nguy hiểm cho bản thân và những người lưu thông trên đường.
Ngoài ra, khi di chuyển ở những vùng cao, địa hình gồ ghề, đường trơn trượt, đường đèo… bạn cần hết sức chú ý để có thể xử lý an toàn.
Nghỉ ngơi khi không đủ tỉnh táo
Một trong những kinh nghiệm quan trọng không kém mà Siliconvalley-redcross.org muốn nói đến đó là nên nghỉ ngơi nếu không đủ tỉnh táo. Việc lái xe là vô cùng căng thẳng và mệt mỏi, cần nhiều sự tập trung để xử lý tình huống để không xảy ra tai nạn đáng tiếc.
Vì vậy, không nên cố gắng lái xe khi đã mệt mỏi. Nếu cảm thấy mệt hãy bật xi nhan phải và từ từ tấp vào lề. Sau đó nghỉ ngơi cho khỏe, lấy lại tỉnh táo rồi mới khởi hành đi tiếp.
Kinh nghiệm lái xe đường trường của nhiều bác tài lâu năm cho thấy tài xế cần được nghỉ ngơi sau khi đi được khoảng 200km. Điều này giúp lấy lại tinh thần và phục hồi sự tỉnh táo cho cơ thể.
Xem thêm: 8 mẹo vặt giúp tài xế tỉnh táo khi lái xe vào ban đêm
Trên đây là thông tin về Chia sẻ kinh nghiệm lái xe ô tô đường trường cho người mới mà chúng tôi muốn mang đến cho bạn. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy nhanh chóng liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ nhé. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết.
Thông tin liên hệ: HỌC LÁI XE 12H
- Địa chỉ: 3 Nguyễn Văn Đậu, Phường 5, Quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh
- Hotline: 0928.0168.69
- Email: [email protected]
- Website: https://hoclaixe12h.com