Phân biệt bằng lái xe hạng B1 và B2

Bằng lái xe B1 và B2 là hai loại bằng được rất nhiều người lựa chọn để thi. Mỗi loại bằng đều có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau khiến nhiều người băn khoăn lựa chọn. Bài viết dưới đây của RedCross sẽ giúp bạn bằng B1, B2 là gì và cách phân biệt bằng lái xe hạng B1 và B2!

Bằng B1 lái được xe gì?

Bằng B1 sẽ phục vụ cho nhu cầu lái xe gia đình và bản thân là loại bằng dành cho các mẫu xe ô tô từ 4 đến 9 chỗ ngồi của hệ số tự động. Theo quy định bằng lái xe B1 sẽ được phân thành B11 và bằng lái xe B12.

Bằng B1 lái được xe gì?
Bằng B1 lái được xe gì?

Bằng lái xe hạng B11 là loại bằng dành cho xe số tự động đặc biệt là những người không hành nghề lái xe có thể điều khiển những phương tiện như sau:

  • Ô tô số tự động chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe
  • Ô tô có số tự động trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg kể cả ô tô tải và ô tô tải chuyên dùng.
Bằng lái xe hạng B12
Bằng lái xe hạng B12

Bằng lái xe hạng B12 là loại bằng dành cho những đối tượng không hành nghề lái xe và điều khiển các phương tiện như sau:

  • Ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe
  • Ô tô tải, ô tô tải chuyên sử dụng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg
  • Máy kéo rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg.

Bằng lái xe B2 là gì?

Trong hệ thống bằng lái xe thì bằng lái xe ô tô hạng B2 là hạng bằng được rất nhiều người lựa chọn tại Việt Nam. Nhằm đáp ứng nhu cầu lái xe phục vụ mục đích kinh doanh. Theo điều 16 thông tư 12/2017/TT-BGTVT của Bộ GTVT thì Bằng lái xe hạng B2 cấp cho người hành nghề lái xe cụ thể như sau:

  • Ô tô chở người 9 chỗ theo quy định
  • Ô tô tải chuyên dùng và ô tô tải với mức trọng tải dưới 3.500 kg.
  • Loại máy kéo rơ moóc với trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg.
  • Những loại xe quy định trong hạng bằng B1.

Như vậy có thể căn cứ vào từng loại xe trong giới hạn để chọn cho mình loại bằng phù hợp nhất với nhu cầu.

>>> Có thể bạn quan tâm:

Sự khác nhau giữa bằng B1 và B2

Cùng là hệ bằng B nhưng bằng lái xe B1 và bằng lái xe B2 có những điểm khác nhau nhất định mà bạn cần phải nắm được như sau:

Nếu bạn là nữ và chỉ có nhu cầu lái xe phục vụ nhu cầu cá nhân thì nên thi bằng lái xe hạng B1. Đặc biệt là với xu hướng phát triển của ô tô thế giới khi ô tô tự động đang dần thay thế số sàn thi đa số mọi người đều chọn thi bằng lái xe hạng B1. Xét về yếu tố sức khỏe khi bạn đã trên ngưỡng 50 tuổi thì nên thi bằng B1 vì quá 55 tuổi bằng lái xe B2 sẽ tự động chuyển về B1.

Sự khác nhau giữa bằng B1 và B2
Sự khác nhau giữa bằng B1 và B2

Ngược lại khi bạn có nhu cầu vận tải, mục đích hành nghề lái xe thì nên chọn thi bằng lái xe hạng B2. Đặc biệt là mức học phí dành cho kỳ thi sát hạch bằng lái xe B2 thấp hơn so với hạng bằng B1. 

Bằng lái xe hạng B1 lái được xe số sàn không?

Bằng B1 được chia thành bằng B11 và B12, mỗi loại bằng sẽ cho phép bạn điều khiển những loại xe khác nhau khi tham gia giao thông. Bằng B11 sẽ cấp cho những người điều khiển phương tiện không hoạt động giao thông vận tải điều khiển xe số tự động 4 đến 9 chỗ ngồi hoặc ô tô chuyên dùng số tự động có trọng tải dưới 3500kg. Bằng B12 giống với bằng B11 cấp cho những người không tham gia hoạt động vận tải. Như vậy bằng lái xe B12 sẽ cấp cho người sở hữu ô tô chở người dưới 9 chỗ ngồi, ô tô tải và ô tô tải chuyên dùng có tải trọng dưới 3500kg.

Bằng lái xe B1 có lái được ô tô số sàn không? Như vậy từ những phân tích trên có thể thấy giấy phép lái xe B1 không được phép điều khiển ô tô số sàn. Còn với giấy phép lái xe hạng B11 được điều khiển ô tô số sàn. Tuy nhiên cả 2 loại bằng đều không cấp cho người có nhu cầu sử dụng để kinh doanh hoạt động vận tải.

Bằng B1 có thời hạn sử dụng bao lâu?

Theo quy định của Bộ Giao thông vận tải thì bằng lái xe hạng B1 có thời hạn khi người lái xe đủ 60 tuổi đối với nam vfa 55 tuổi đối với nữ. Nếu người lái xe trên 50 tuổi với nam và 45 tuổi với nữ thì bằng có thời hạn là 10 năm tính từ ngày cấp. Như vậy tổng thời gian sử dụng của hạng bằng B1 trong khoảng 37 đến 42 năm.

Lời kết

Nếu bạn còn băn khoăn khi Phân biệt bằng lái xe hạng B1 và B2, hoặc cần tham khảo những thông tin liên quan đến thi bằng lái xe hạng C thì hy vọng bài viết này đã giúp bạn giải đáp. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn tự tin và có những lựa chọn chính xác cho mình. Nếu vẫn còn những băn khoăn và câu hỏi chưa giải đáp hãy liên hệ ngay với chúng tôi.

Nguồn: https://www.siliconvalley-redcross.org

Chi phí thi bằng lái xe hạng C tốn bao nhiêu tiền_

Nhiều thắc mắc mà chúng tôi nhận được như Bằng lái xe hạng C chở được bao nhiêu người? 

Bằng lái xe hạng C lái xe được xe mấy chỗ hay Chi phí thi bằng lái xe hạng C tốn bao nhiêu tiền? Những câu hỏi này trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giải đáp một cách cụ thể nhất.

Bằng lái xe hạng C là gì?

Bằng lái xe ô tô hạng C được cấp cho người điều khiển xe theo quy định của Pháp luật. Gồm có các hạng B2 và xe tải có trọng lượng lớn hơn 3.5 tấn cùng các loại máy kéo rơ mooc dưới 750kg. Bằng lái xe ô tô hạng C với thời hạn sử dụng trong 5 năm học trực tiếp cũng có thể nâng bằng từ hạng B2. Sau 5 năm người sở hữu bằng phải làm thủ tục đổi bằng lái xe theo quy định của pháp luật.

Bằng lái xe hạng C là gì?
Bằng lái xe hạng C là gì?

Khi đáp ứng được những yêu cầu sau bạn có thể đăng ký tham dự kỳ thi sát hạch bằng lái xe hạng C theo quy định hiện hành:

  • Công dân Việt Nam, người nước ngoài đang học tập, làm việc và cư trú hợp pháp trên lãnh thổ Việt Nam.
  • Công dân trên độ tuổi 21 tính đến ngày thi sát hạch.
  • Công dân có đủ sức khỏe theo quy định của pháp luật, có giấy khám sức khỏe từ cấp huyện trở lên đạt tiêu chuẩn tham dự kỳ thi.

Chi phí học bằng lái xe hạng C

Chi phí học bằng lái xe hạng C
Chi phí học bằng lái xe hạng C

Tương ứng với chất lượng đào tạo mỗi trung tâm sẽ có mức thu học phí khác nhau. Tùy vào trung tâm mức học phí dao động trong khoảng từ 5.000.000 đến 10.000.000 đồng. Tùy vào cơ sở vật chất, chất lượng giảng dạy của giảng viên và số giờ thực hành có mức giá quy định khác nhau. Giá học và tham dự thi bằng lái xe oto hạng C của các trung tâm đưa ra thường là trọn gói bao gồm:

  • Lệ phí làm hồ sơ và thủ tục học, lệ phí thi sát hạch.
  • Lệ phí học lý thuyết.
  • Lệ phí học thực hành lái xe hạng C
  • Lệ phí cho phần ôn thi và cấp chứng chỉ.
  • Lệ phí cho kỳ thi sát hạch cấp bằng lái xe hạng C.

Như vậy mức học phí trọn gói để thi bằng sát hạch lái hạng C là từ 15.000.000 đến 17.000.000 đồng tùy vào trung tâm.

Chi phí phát sinh khi học

Bên cạnh chi phí bắt buộc để tham dự kỳ thi sát hạch bằng lái xe ô tô hạng C vẫn còn những chi phí phát sinh trong quá trình học lái xe như sau:

  • Để thành thạo hơn khi lái xe trên  sa hình và đạt điểm cao trong phần thi thực hành bạn cần phải làm quen với sân tập. Chi phí cho một lần thuê sân tập là 250.000 đến 350.000 đồng/ giờ.
  • Thi thực hành bị rớt học viên cần đóng 550.000 đồng để tham gia thi lại.
  • Bên cạnh đó học viên cần chuẩn bị thêm chi phí sinh hoạt theo nhu cầu của bản thân.

>>> Tin liên quan: 

Lưu ý khi đăng ký thi

Khi đã chuẩn bị đầy đủ giấy tờ và thủ tục bạn cần lưu ý những điều sau để tránh tổn thất về kinh tế:

Dựa vào nhu cầu di chuyển của bản thân để chọn khóa học phù hợp. Mỗi hạng bằng sẽ có những quy định cụ thể về loại xe cơ giới mà bạn được điều khiển. Những thông tin này được đăng tải trên mạng một cách công khai bạn nên tìm hiểu trước. Đừng quên tìm cho mình một trung tâm đăng ký thi uy tín và chất lượng.

Không nên đợi lịch khai giảng mới nhất tại trung tâm mới đăng ký học. Nhiều bạn muốn chờ đến lịch khai giảng mới nhất để có thể học một cách bài bản nhưng trung tâm cần đạt đủ số người đăng ký mới tiến hành mở lớp. Do vậy khi có nhu cầu bạn nên đăng ký ngay. Khi có lịch khai giảng trung tâm sẽ chủ động liên lạc để bạn sắp xếp thời gian.

Về lệ phí

Theo quy định của Tổng cục đường bộ lệ phí thi sát hạch bằng lái xe bao gồm lệ phí cho phần thi lý thuyết và lệ phí cho phần thi thực hành. Tuy nhiên mức lệ phí này không bao gồm lệ phí thi lại. Nếu bạn không đỗ ở 1 trong 2 phần thi bạn sẽ phải đóng số tiền tương ứng để thi lại. 

Lưu ý khi viết hồ sơ đăng ký

Lưu ý khi viết hồ sơ đăng ký
Lưu ý khi viết hồ sơ đăng ký

Với những lưu ý dưới đây bạn nên bỏ túi để không mắc phải những sai lầm đáng tiếc trong kỳ thi sát hạch sắp tới.

  • CMND hoặc CCCD bản photo không cần công chứng. Lưu ý bản photo cần rõ ràng trong 6 tháng gần nhất. 
  • 8 ảnh 3×4 rõ mặt, nền xanh, tóc không che lông mày và tai.
  • Mẫu giấy khám sức khỏe theo quy định hiện hành. Bạn có thể nhờ trung tâm đăng ký hoàn thiện mẫu giấy khám nếu không có thời gian.
  • Điền đầy đủ sơ yếu lý lịch theo mẫu trước khi nộp về trung tâm đăng ký.

Lời kết

Hy vọng với những chia sẻ trên của Trung tâm đào tạo lái xe uy tín -RedCross đã giúp bạn giải đáp được câu hỏi Chi phí thi bằng lái xe hạng C tốn bao nhiêu tiền? Chúc bạn lái xe an toàn và đạt điểm cao trong kỳ thi sát hạch sắp tới. Truy cập ngay trang web của chúng tôi để biết thêm nhiều thông tin bổ ích.

Nguồn: https://www.siliconvalley-redcross.org

Đổi bằng lái xe hạng C cần những giấy tờ gì và mất bao nhiêu tiền_

Bạn đang có nhu cầu nâng hạng bằng lái xe lên hạng C nhưng băn khoăn không biết cần những thủ tục gì? 

Cần bao nhiêu tiền để nâng hạng bằng lái xe? Trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giải đáp câu hỏi Đổi bằng lái xe hạng C cần những giấy tờ gì và mất bao nhiêu tiền?

Trường hợp nào cần đổi bằng C

Trường hợp nào cần đổi bằng lái xe hạng C
Trường hợp nào cần đổi bằng lái xe hạng C

Theo quy định của nhà nước thời hạn sử dụng bằng lái xe hạng C là 5 năm. Hết thời hạn 5 năm người sở hữu bằng phải làm thủ tục để đổi sang giấy phép lái xe mới. Quá trình đổi bằng lái có thể diễn ra trước hoặc ngay sau khi bằng lái xe hết hạn. Quy định về việc đổi bằng lái xe cụ thể như sau:

  • Người có giấy phép lái xe hết hạn dưới 3 tháng sẽ được đổi bằng theo quy định mà không cần thi lại lý thuyết hay thực hành.
  • Người có bằng lái xe hạng C hết hạn từ 3 tháng đến 1 năm nếu muốn đổi giấy phép lái xe mới phải thi lại phân flys thuyết.
  • Người sở hữu bằng lái xe hết hạn trên 1 năm phải tham dự kỳ thi sát hạch cả phần lý thuyết và thực hành theo quy định.

>>> Xem thêm: 

Thủ tục đổi bằng C

Khi tiến hành đổi bằng lái xe hạng C bạn cần chuẩn bị đầy đủ những giấy tờ để làm hồ sơ và thủ tục như sau:

  • Bản photo không cần công chứng chứng minh thư nhân dân hoặc căn cước công dân.
  • Bản photo không công chứng giấy phép lái xe hết hạn.
  • Giấy khám sức khỏe theo mẫu và còn thời hạn trong 6 tháng.
  • Ảnh 3×4 nền xanh theo quy định.

Bạn nên mang theo giấy tờ bản gốc để đối chứng với các bản photo trên.

Hồ sơ đổi bằng lái xe hạng C

Để hoàn thiện hồ sơ đổi bằng lái xe hạng C theo đúng quy định của pháp luật bạn cần thực hiện theo trình tự như sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Người cần đổi bằng lái xe chuẩn bị đầy đủ những giấy tờ theo quy định.

Hồ sơ đổi bằng lái xe hạng C
Hồ sơ đổi bằng lái xe hạng C
  • Bước 2: Nộp hồ sơ

Có hai hình thức nộp hồ sơ là nộp trực tiếp đến tổng cục đường bộ hoặc Sở giao thông vận tải. Cách 2 là nộp qua mạng, dù nộp qua mạng thì bạn vẫn cần mang các giấy tờ bản gốc đến cơ quan điều tra và đối chiếu.

  • Bước 3: Nộp lệ phí

Sau khi cơ quan tiếp nhận hồ sơ nhận hồ sơ bạn sẽ nhận được phiếu thu và tiến hàng đóng lệ phí theo quy định để đổi giấy phép lái xe.

  • Bước 4: Nhận giấy hẹn và đợi quay lại lấy bằng mới. 

Sau khi tiếp nhận hồ sơ và xác định hồ sơ không có vấn đề bạn sẽ nhận được kết quả báo ngay khi nộp hồ sơ. Kèm theo giấy hẹn thời gian cụ thể đến lấy bằng mới. Nếu hồ sơ và giấy tờ của bạn không đủ tiêu chuẩn sẽ được thông báo để tiếp tục hoàn thiện hồ sơ.

Thời gian đổi bằng lái xe

Tùy thuộc vào thành phố bạn đang ở sẽ có thời hạn đổi bằng lái xe khác nhau. Cụ thể thời hạn đổi bằng lái xe như sau:

  • Đối với giấy phép lái xe do sở Giao thông vận tải Hà Nội cấp: Kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ xét duyệt 5 ngày sau bạn sẽ nhận được bằng lái xe mới.
  • Đối với giấy phép lái xe do sở Giao thông vận tải các tỉnh khác cấp: Kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ xét duyệt 25 ngày sau bạn sẽ nhận được bằng lái xe mới.

Chi phí đổi bằng lái xe hạng C mới nhất

Không giống như bằng lái xe hạng B1 hay B2, chi phí đổi bằng lái xe hạng C (Theo Thông tư mới nhất của Bộ giao thông vận tải) bao gồm những khoản chi phí dưới đây:

  • Lệ phí cấp đổi GPLX mới là 135.000 đồng.
  • Lệ phí nộp hồ sơ: 60.000 đồng.
  • Lệ phí khám sức khỏe: 210.000 đồng.

Trong những khoản thu trên thì phí khám sức khỏe không cố định, tùy theo khu vực sẽ có chi phí khám khác nhau. Bên cạnh những khoản chi phí chính bạn còn phải đóng thêm những khoản phụ phí khác như:

  • Lệ phí thi lại lý thuyết khi quá hạn từ 3 tháng đến 1 năm là 90.000 đồng.
  • Lệ phí thi lại lý thuyết và thực hành khí bằng quá hạn trên 1 năm là 390.000 đồng.

Lưu ý khi đổi bằng lái xe

Lưu ý khi đổi bằng lái xe
Lưu ý khi đổi bằng lái xe

Để có thể hoàn tất thủ tục đổi bằng lái xe bạn cần chuẩn bị đầy đủ giấy tờ và đừng quên những lưu ý sau:

  • Chi phí đổi bằng lái xe hết hạn sẽ cao hơn chi phí đổi bằng lái xe còn hạn. Vì vậy bạn nên làm thủ tục đăng ký đổi bằng lái xe trước 2 tuần đã giảm chi phí đổi bằng.
  • Trường hợp bằng lái xe hết hạn từ 3 tháng đến 1 năm, bạn muốn đổi bằng phải thi sát hạch lại lý thuyết.
  • Nếu bằng lái xe của bạn hết hạn trên 1 năm thì phải thi lại cả thực hành và lý thuyết.

Lời kết

Bài viết trên đây được chia sẻ bởi RedCross, hy vọng đã giúp bạn đọc trả lời thắc mắc Đổi bằng lái xe hạng C cần những giấy tờ gì và mất bao nhiêu tiền? Một lời khuyên dành cho bạn là nên đổi bằng lái xe khi còn hạn để giảm thiểu chi phí đổi bằng. Chúc bạn lái xe an toàn và đừng quên truy cập trang web của chúng tôi để cập nhật những thông tin bổ ích mỗi ngày.

Nguồn: https://www.siliconvalley-redcross.org

Cập nhật bộ đề thi lý thuyết lái xe hạng C mới nhất

Theo kinh nghiệm của nhiều người thì trước khi tham dự kỳ thi lái xe bạn nên thi thử trước trên mạng. 

Cùng Cập nhật bộ đề thi lý thuyết lái xe hạng C mới nhất được chia sẻ bởi RedCross để sẵn sàng tham dự kỳ thi một cách tự tin nhất.

Đề thi thử bằng lái xe hạng C

Đề thi thử bằng lái xe hạng C bao gồm bộ câu hỏi 35 câu. Bạn cần vượt qua 32/35 câu hỏi này để tiếp tục tham dự phần thi thực hành trên sa hình. 

Bộ câu hỏi bằng lái xe hạng C

Bồ đề thi thử bằng lái xe hạng C gồm 18 bộ đề thi thử trong mỗi bộ đề là 35 câu. Thời gian để làm bài chỉ có 22 phút .

Bộ đề số 1 Bộ đề số 7 Bộ đề số 13
Bộ đề số 2 Bộ đề số 8 Bộ đề số 14
Bộ đề số 3 Bộ đề số 9 Bộ đề số 15
Bộ đề số 4 Bộ đề số 10 Bộ đề số 16
Bộ đề số 5 Bộ đề số 11 Bộ đề số 17
Bộ đề số 6 Bộ đề số 12 Bộ đề số 18

Để có thể vượt qua các câu hỏi trong bồ đề sát hạch bằng lái xe hạng C bạn cần ghi nhớ các mẹo sau đây:Cách trả lời các câu hỏi bằng C

Đối với các câu hỏi khái niệm

  • Chọn các cụm từ có trong các câu trả lời như: bắt buộc, không được, bị nghiêm cấm, gài số, về số thấp.
  • Với những câu hỏi sau thì chọn đáp án có ý dài nhất: Quan sát, phải, ở, tại, nhường, kiểm tra, nhường, trên, tại.
  • Những câu hỏi về chủ đề kinh doanh vận tải, chủ đề đạo đức thì chọn đáp án là tất cả, cả 3 phương án.
  • Với những câu hỏi trong thì chọn 2 đáp án: Đạo đức, trách nhiệm, văn hóa giao thông, hành vi, tham gia giao thông, nghĩa vụ.

Đối với các biển báo

  • Ghi nhớ màu sắc và hình dáng của 5 loại biển báo như: biển cấm, biển báo nguy hiểm, biển chỉ dẫn, biển phụ, biển nguy hiểm.
Nhớ màu các loại biển báo
Nhớ màu các loại biển báo
  • Cấm xe lớn thì không cấm xe nhỏ những cấm xe nhỏ thì luôn cấm xe lớn.
  • Cấm rẽ trái thì cấm quay đầu.
  • Lần lượt thứ tự cấm: ô tô con, xe khách, xe tải, xe máy kéo, xe rơ mooc.

Đối với câu hỏi sa hình

  • Những xe đã vào giao lộ thì được ưu tiên.
  • Những xe được ưu tiên lần lượt là chữa cháy, quân sự, công an, cứu thương.
  • Những xe đang lưu thông trên đường ưu tiên thì được ưu tiên.
  • Thứ tự đi ưu tiên lần lượt là rẽ phải, đi thẳng, rẽ trái, quay đầu.

>>>> Có thể bạn quan tâm: 

Cập nhật bộ đề thi bằng C mới nhất

Sau đây là bộ đề thi bằng lái xe hạng C mới nhất được chúng tôi tổng hợp giúp bạn có thể tự tin khi tham dự kỳ thi lái xe sắp tới. Hãy đảm bảo bạn đạt 32/35 câu trả lời và không trả lời sai câu hỏi điểm liệt. Một số câu hỏi trong bộ đề thi mới nhất như sau: 

  • Câu 1/ Hành vi đưa xe cơ giới, xe máy chuyên dùng cho những người không đủ điều kiện điều khiển tham gia giao thông có bị nghiêm cấm không?

1- Không bị nghiêm cấm.

2- Bị nghiêm cấm.

3- Nghiêm cấm tùy theo từng trường hợp.

  • Câu 2/ Người trong cơ thể có chất ma tuý tham gia điều khiển phương tiện giao thông có bị nghiêm cấm hay không?

1- Bị nghiêm cấm.

2- Không bị nghiêm cấm.

  • Câu 3/ Người điều khiển xe cơ giới giành đường, chạy quá tốc độ quy định, vượt ẩu có bị nghiêm cấm hay không?
Người điều khiển xe chạy quá tốc độ vượt ẩu
Người điều khiển xe chạy quá tốc độ vượt ẩu

1- Bị nghiêm cấm.

2- Tùy trường hợp bị nghiêm cấm.

3- Không bị nghiêm cấm.

  • Câu 4/ Hành vi bỏ trốn khi gây tai nạn nhằm trốn tránh trách nhiệm hoặc nếu có điều kiện lại cố ý không cứu giúp người bị tai nạn giao thông có hay không bị nghiêm cấm?

1- Không bị nghiêm cấm.

2- Tùy từng trường hợp cụ thể bị nghiêm cấm.

3- Bị nghiêm cấm.

  • Câu 5/ Hành vi đưa xe cơ giới, xe máy chuyên dùng không đảm đảm tiêu chuẩn bảo vệ môi trường tham gia giao thông đường bộ và an toàn kỹ thuật có bị nghiêm cấm hay không?

1- Không nghiêm cấm.

2- Bị nghiêm cấm.

3- Tùy theo các tuyến đường bị nghiêm cấm.

4- Tuỳ theo loại xe bị nghiêm cấm.

  • Câu 6/ Xe ô tô khi tham gia giao thông trên các tuyến đường bộ có phải đủ bộ phận giảm khói, giảm thanh không?

1- Không bắt buộc

2- Bắt buộc.

  • Câu 7/ Xe quá khổ giới hạn, quá tải trọng khi tham gia giao thông cần tuân theo quy định nào dưới đây?

1- Phải thực hiện các biện pháp bắt buộc để bảo vệ đường bộ và phải được cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền cấp phép và bảo đảm an toàn giao thông.

Chở quá tải trọng
Chở quá tải trọng

2- Lái xe và chủ phương tiện chỉ cần thực hiện biện pháp để hạn chế việc gây hư hại đường bộ.

3- Có thể tham gia giao thông trong trường hợp cần thiết.

  • Câu 8/ Để bảo đảm an toàn khi lùi xe người lái xe phải làm gì?

1- Cho lùi xe khi đã quan sát phía trước.

2- Lùi xe khi đường giao nhau đủ chiều rộng có thể lùi.

3- Phải quan sát kỹ phía sau, khi có tín hiệu cần thiết và chỉ khi nào thấy không nguy hiểm mới được lùi.

Lời kết 

Như vậy bài viết trên RedCross – Trung tâm đào tạo lái xe hạng B1 đã Cập nhật bộ đề thi lý thuyết lái xe hạng C mới nhất. Bạn đã chuẩn bị cho kỳ thi sắp tới thật tốt chưa? Nếu còn thắc mắc gì về bộ đề và câu hỏi bằng lái xe hạng C hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giairddaps kịp thời.

Nguồn: https://www.siliconvalley-redcross.org

Bằng lái xe hạng C lái được xe mấy chỗ

Bằng lái xe hạng C được nhiều người hiểu đơn giản là bằng lái xe tải. Vậy Bằng lái xe hạng C lái được xe mấy chỗ? 

Bằng lái xe hạng C có thể chở được bao nhiêu người? Bằng lái xe hạng C khác với bằng B1, B2 ở điểm nào? Bài viết dưới đây, RedCross sẽ mang đến cho bạn những thông tin bổ ích về bằng lái xe hạng C. Cùng theo dõi nhé!

Bằng lái xe hạng C lái được xe gì?

Bằng lái xe ô tô hạng C được cấp cho người điều khiển xe theo quy định của Pháp luật. Gồm có các hạng B2 và xe tải có trọng lượng lớn hơn 3.5 tấn cùng các loại máy kéo rơ mooc dưới 750kg. Bằng lái xe ô tô hạng C với thời hạn sử dụng trong 5 năm học trực tiếp bên cạnh đó có thể nâng bằng từ hạng B2. Qua thời hạn 5 năm người sở hữu bằng phải làm thủ tục đổi bằng lái xe theo quy định của pháp luật.

Bằng C lái được xe nào?

Bằng C lái được xe nào?
Bằng C lái được xe nào?

Đa số mọi người đều hiểu bằng lái xe hạng C là bằng lái dành cho xe tải và các loại xe chuyên dụng. Tuy nhiên để có thể sở hữu bằng lái xe hạng C bạn cần phải thực sự hiểu về loại bằng này. Theo quy định của Bộ GTVT người lái xe hạng C có thể điều khiển được những loại xe cơ giới như sau:

  • Các loại xe ô tô chuyên dùng, ô tô tải với trọng tải thiết kế 3500kg trở lên. 
  • Máy kéo rơ moóc với trọng tải 3500kg trở lên.
  • Ô tô có chức năng chuyên dùng với trọng tải thiết kế dưới 3500kg.
  • Ô tô (tính cả người lái) 9 chỗ.

Bằng C chở được bao nhiêu người?

Như vậy với việc tìm hiểu về bằng lái xe hạng C có thể thấy người thông qua bằng sát hạch lái xe có thể điều khiển xe 9 chỗ ngồi, máy kéo rơ mooc trọng tải 3500kg và những loại xe được quy định ở bằng B1 và B2. Tuy nhiên bằng lái xe hạng C không được điều khiển những loại xe như sau:

  • Xe chở người trên 9 chỗ ngồi như xe khách 16 chỗ hay xe mini trên 9 chỗ.
  • Bằng C không được lái những loại xe tải hạng nặng như Container. Tài xế muốn lái xe Container phải có bằng C đủ 3 năm và nộp hồ sơ nâng hạng bằng lên hạng FC. 

>>> Tin liên quan: 

Đề thi thử bằng lái xe hạng C

Để có một bài thi đạt số điểm cao bạn cần ôn luyện trước các đề thi thử. Dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp dạng đề thi thử cũng như cấu trúc của đề thi thử

Điều kiện để thi bằng C

Để có thể nộp đơn đăng ký tham gia thi sát hạch bằng lái xe hạng C bạn cần đạt những tiêu chí về sức khỏe và học vấn như sau:

Về sức khỏe

Bạn cần đạt mức sức khỏe tốt, cơ thể bình thường không mắc các bệnh nguy hiểm hay các bệnh truyền nhiễm. Không bị dị tật, thừa thiếu các chi, không bị teo cơ, không có tiền sử bệnh động kinh, các bệnh truyền nhiễm, bệnh cần cách ly,…

Điều kiện để thi bằng C
Điều kiện để thi bằng C

Khi tham gia thi sát hạch cần có giấy khám sức khỏe do bệnh viện, trung tâm ý tế cấp huyện trở lên cấp có dấu giáp lai, hình thẻ và xác nhận của bác sĩ chuyên khoa. Giấy khám sức khỏe được cấp trong 3 tháng gần đây nhất và được cấp theo đúng mẫu quy định.

Về độ tuổi và học vấn

Công dân Việt Nam và người nước ngoài  trên 21 tuổi có thể tham dự kỳ thi sát hạch bằng lái xe hạng C. Yêu cầu cần có bằng tốt nghiệp THCS trở lên. Trường hợp bạn đã có bằng lái xe hạng B2 và muốn nâng bằng lên hạng C phải đảm bảo những yêu cầu nhất định. Bằng lái xe B2 lên C cần có thời gian hành nghề là 3 năm trở lên với 50.000km lái xe an toàn và có đủ điều kiện sức khỏe theo quy định. 

Cấu trúc của đề thi bằng lái xe hạng C

Đề thi lý thuyết bằng lái xe hạng C bao gồm 30 câu hỏi trong đó có:

  • 9 câu hỏi lý thuyết về khái niệm tham gia giao thông.
  • 9 câu hỏi về giải thế sa hình.
  • 9 câu hỏi về hệ thống biển báo giao thông.
  • Văn hóa người lái xe, nghiệp vụ vận tải, cách sửa chữa cơ bản, kỹ thuật lái xe ô tô mỗi chủ đề 1 câu. Như vậy trong đề thi có tổng cộng 30 câu hỏi lý thuyết.

Đạt điểm tối đa với mẹo hay thi sát hạch bằng lái xe hạng C

Đạt điểm tối đa với mẹo hay thi sát hạch bằng lái xe hạng C
Đạt điểm tối đa với mẹo hay thi sát hạch bằng lái xe hạng C

Nắm được cho mình những mẹo sau đây thì chắc hẳn rằng bạn sẽ dành được số điểm lớn trong kỳ thi sát hạch sắp tới

  • Với những khái niệm về quy tắc giao thông đường bộ từ câu 1 đến câu 145 bạn cần chú ý nắm được những từ khóa chính.
  • Nghiệp vụ vận tải từ câu 146 đến 175 bạn cần nắm được những phương thức vận tải cơ bản.
  • Văn hóa, đạo đức nghề nghiệp lái xe từ câu 176 đến 200 bạn có thể suy luận từ những tình huống thực tế để đưa ra phương án trả lời đúng nhất.
  • Cấu tạo, sửa chữa, kỹ thuật lái xe ô tô từ câu 201 đến 255 bạn cần ghi nhớ những kiến thức cơ bản về xe để có câu trả lời chính xác nhất.
  • Biển báo từ câu 256 đến câu 355 bạn cần ghi nhớ những loại biển báo cơ bản và sự khác nhau giữa các biển báo.
  • Nguyên tắc sa hình cần nắm được thứ tự ưu tiên của các xe để lựa chọn phương án trả lời chính xác

Lời kết

Hy vọng với những chia sẻ trên đây bạn đã trả lời được câu hỏi Bằng lái xe hạng C lái được xe mấy chỗ? Đừng quên theo dõi trang web của chúng tôi để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích mỗi ngày.

Nguồn: https://www.siliconvalley-redcross.org

Vòng số 8 là gì? Cách chạy vòng số 8 đúng chuẩn

Bạn chuẩn bị tham dự kỳ thi lái xe nhưng chưa thực sự hiểu rõ về vòng số 8 và cách chạy vòng số 8. 

Bạn cảm thấy lo lắng vì không biết cách chạy vòng số 8 bằng xe máy. Bài viết dưới đây Trung tâm đào tạo lái xe uy tín – RedCross sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi Vòng số 8 là gì? Cách chạy vòng số 8 đúng chuẩn.

Vòng số 8 là gì?

Để có thể tham dự kỳ thi sát hạch lái xe chắc hẳn bạn đã không còn xa lạ với khái niệm vòng số 8. Vòng số 8 là sa hình được vẽ mang dạng số 8 để học viên tham dự thi sát hạch phải di chuyển đường vòng để kiểm tra tay lái của học viên.

Vòng số 8 là gì?
Vòng số 8 là gì?

Để có bằng lái xe A1 thì ngoài vòng số 8 là bắt buộc thì còn 3 bài thi sa hình nữa. Phần thi này là đơn giản nhất, bạn chỉ cần luyện tập thời gian ngắn là có thể thực hành.

Kích thước vòng số 8 là bao nhiêu?

Kích thước vòng số 8 là bao nhiêu?
Kích thước vòng số 8 là bao nhiêu?

Để có thể di chuyển thành thạo trên vòng số 8 bạn cần căn cứ và kích thước của vòng số 8 sao cho bánh xe không bị lệch ra ngoài. Sau đây là bảng tổng hợp kích thước cơ bản của vòng số 8:

Kích thước cơ bản Ký hiệu Hạng A1 Hạng A2
Bán kính vòng ngoài R1 3m 3, 4m
Bán kính điểm uốn nối tiếp giữa 2 vòng tròn ngoài và bán kính vòng trong Ro 2,3m 2,5m
Khoảng cách tâm giữa vòng tròn trong và vòng tròn nối tiếp OO” = OO” = R1 + Ro 00’ 5,7m 6,3m

Để chạy vòng số 8 đạt điểm tuyệt đối bạn cần nắm chắc những bước sau. Như vậy vòng số 8 trở nên dễ dàng kể cả với những bạn có tay lái yếu.Kỹ thuật chạy vòng số 8

  • Học thuộc cách chạy vòng số 8 và vòng số 3 trên sa hình theo đúng hướng mũi tên. Hãy ghi nhớ cách chạy này để tránh chạy sai chiều sẽ bị loại trực tiếp.
  • Chú ý quan sát những người chạy vòng số 8 trước mình. Xem họ làm như thế nào để vượt qua phần thi, sau đó bạn làm tương tự giống họ. Đừng quên theo dõi xem họ mắc phải những sai lầm gì để mình tránh không còn bị mắc phải. 

>>> Có thể bạn quan tâm: 

Hướng dẫn cách đi xe qua vòng số 8

Để có thể đi xe qua vòng số 8 bạn cần thực hiện theo những bước sau. Chắc hẳn rằng bạn sẽ đạt số điểm tuyệt đối khi tham gia thi sát hạch:

  • Bước 1: Bạn dừng xe trước vạch xuất phát và chờ lên báo mã số xe của bạn xuất phát thì bắt đầu thi.
  • Bước 2: Khi có hiệu lệnh xuất phát bạn cho xe tiến lại gần cửa số 8, trong giai đoạn này bạn nên đi ở số 2 hoặc số 3 như vậy máy sẽ đầm và ổn định tốc độ. Tốt nhất bạn nên đi số 2, nếu không quen về số thì nên giữ số 3 để tránh trường hợp ga mạnh không kiểm soát được tốc độ xe sẽ cán vạch. 
Hướng dẫn cách đi xe qua vòng số 8
Hướng dẫn cách đi xe qua vòng số 8
  • Bước 3: Khi xe đã tiến gần đến vạch số 8 bạn rẽ phải và tiếp tục điều khiển xe chạy theo chiều mũi tên được vẽ trên sa hình. Ở bước này khi đã vào vòng số 8 thì bạn nên vào số 3 và tiếp tục chạy theo sa hình. Khi mới vào vòng số 8 bạn giữa số 2 thì khi đã vào vòng số 8 bạn vào số 3 để chạy cho đầm máy để xe không bị lố ga lao ra khỏi vòng. Và giữ số 3 để chạy hết hành trình.

Những lỗi sai khi chạy vòng số 8

Bài thi vòng số 8 tương đối dễ và là bài thi đầu tiên trong kỳ thi sát hạch lái xe A2, A1. Tuy nhiên với bài thi này chỉ cần sơ ý một chút bạn có thể bị đnahs trượt ngay lập tức. Vì vậy chúng tôi tổng hợp những lỗi làm người thi hay mắc phải như sau:

  • Chạy vòng số 8 sai hướng. Nhiều bạn chưa có thời gian ôn luyện kỹ hoặc nhớ nhầm trình tự của vòng chạy, đôi khi run quá mà chạy sai vòng. Khi bạn chạy sai vòng giám khảo sẽ ngay lập tức đánh trượt bạn khỏi phần thi thực hành. Vì vậy hãy ôn luyện thật kỹ, nắm chắc thứ tự vòng chạy, chú ý quan sát những người thi trước để có bài thi đạt điểm tuyệt đối
  • Chạy chưa đủ vòng số 8 đã vào lối đi cho bài thi số 2. Với lỗi này bạn sẽ bị giám khảo đánh trượt khỏi phần thi thực hành ngay lập tức. Chú ý quan sát những người thi trước và tránh mắc phải lỗi này nhé. 
  • Chạy cán vạch. Khi bạn không làm chủ được tay lái của mình cũng như không làm chủ được vòng số 8 sẽ rất dễ bị cán vạch. Vì thế bạn nên nắm rõ kích thước của vòng số 8, căn chỉnh bánh xe sao cho phù hợp nhất, dành nhiều thời gian để luyện tập trước khi tham dự kỳ thi sát hạch. 

Sau khi hoàn thành bài thi sa hình vòng số 8 bạn sẽ bước tới 3 bài thi còn lại đơn giản trên sa hình bao gồm: Bài thi chạy trên đường nhỏ hẹp – Bài thi chạy trên đường quanh co – Bài thi chạy trên đường gồ ghề. Đa phần thi sinh đều hoàn thành tốt 3 bài thi nhỏ này với số điểm cao.

Video hướng dẫn vòng số 8

Để có phần thi với số điểm cao nhất bạn có thể quan sát Video hướng dẫn vòng số 8 mà chúng tôi gợi ý dưới đây:

https://www.youtube.com/watch?v=qLOGR2Bt-j0

Lời kết

Bài viết trên đây đã giúp bạn phần nào hiểu được Vòng số 8 là gì? Cách chạy vòng số 8 đúng chuẩn. Chúc bạn lái xe an toàn và hoàn thành xuất sắc phần thi sát hạch lái xe trong kỳ thi sắp tới. Đừng quên theo dõi trang web của chúng tôi để cập nhật những thông tin bổ ích mỗi ngày.

Nguồn: https://www.siliconvalley-redcross.org

Xe số sàn là gì_ Xe số tự động là gì_

Để có thể điều khiển một phương tiện giao thông trước hết bạn cần có những hiểu biết cơ bản về phương tiện đó. 

Và để điều khiển một chiếc ô tô bạn cần tìm hiểu những điểm khác nhau của số sàn và số tự động. Bài viết dưới đây, RedCross sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi Xe số sàn là gì? Xe số tự động là gì?

Xe số tự động là gì?

Xe số tự động là gì? Đây là loại xe ô tô có việc tăng giảm số phụ thuộc vào hệ thống tự động trên xe để tăng tốc độ và sức tải thực tế của xe. Điểm nhận dạng của loại xe này là ở ghế lái không có chấn côn phía bên chân trái ghế lái, cần số tự động có các chữ như P-R-N-O. Với loại xe này thì thao tác điều khiển vô cùng đơn giản chỉ cần đạp ga để xe chuyển động và tăng tốc. Khi cần giảm tốc bạn chỉ cần nhả ga đạp phanh để dừng lại. 

Xe số tự động là gì?
Xe số tự động là gì?

Để có thể phân loại xe bạn có thể dựa vào cấu tạo chi tiết của hộp số: 

  • Tự động vô cấp CVT là loại hộp số truyền động bằng dây đai với 2 puly của bộ truyền động để thay đổi đường kính nhằm tạo ra vô số tỷ số truyền một cách liên tục chứ không riêng rẽ về số.
  • Tự động có cấp số là việc sử dụng các cặp bánh răng để truyền động với 5-7 cấp số tùy hãng xe và dòng xe. Hộp số với các chế độ lần lượt là P-R-N-D, trong đó P là đỗ xe, R là số lùi, N là số 0, D là số tiến. Đa số những loại xe có kèm theo chế độ bán tự động với các số L1-L2,…

>>> Tin liên quan: 

Ưu điểm của xe số tự động

Về cơ bản thì ưu điểm lớn nhất của dong xe này là mang đến những thao tác thuận tiện và đơn giản. Dòng xe không cần phối hợp giữa ga và tay côn trong khi thay đổi tốc độ bởi việc thay đổi số đã được hệ thống tự động thực hiện. Ưu điểm này bạn sẽ dễ dàng cảm nhận được khi di chuyển xe đi trên những đoạn đường đông người hoặc khi tắc đường. 

Bên cạnh đo xe số tự động cũng rất ít bị chết máy khi thay đổi số giúp người lái ít cảm giác lo lắng khi xe chết máy giữa đường nhất là khi xe dừng đèn đỏ. Cùng phát huy tác dụng khi xe di chuyển trên địa hình phức tạp, nhiều dốc giảm khả năng trôi xe.

Bên cạnh những ưu điểm dễ thấy thì xe số tự động cũng có khá nhiều nhược điểm như tiêu hao một lượng nhiên liệu lớn. Xe số tự động chạy không bốc so với xe số sàn, không mang đến cảm giác sở hữu một bộ máy mạnh mẽ. Tài xế không điều chỉnh được số theo ý của mình, nhiều khi nhầm lẫn giữa chân ga và chân phanh. 

Xe số sàn là gì?

Xe số sàn là loại xe mà người lái sử dụng cần số để điều chỉnh xe với bộ số từ 1 đến 5 tăng dần theo tốc độ. Với xe số sàn bạn cần thao tác một cách nhuần nhuyễn và nhịp nhàng giữa côn, số và ga. Xe số sàn đặc trưng bởi côn hay còn gọi là bộ ly hợp được đặt tại vị trí chân trái của người lái. 

Xe số sàn là gì?
Xe số sàn là gì?

Côn xe được biết đến là cơ cấu đóng ngắt truyền động cho phép người lái thay đổi số trong khi động cơ vẫn chạy. Côn hay còn gọi là bộ ly hợp hợp vào hoặc tách ra để ngắt hoặc truyền chuyển động đến bánh xe. Hộp số xe hay cơ cấu trung gian giữa động cơ và bánh xe có chức năng đổi tỷ số truyền giữa bánh dẫn động và động cơ khi xe tăng giảm tốc độ. 

>>>> Xem thêm: Thi bằng lái xe số sàn tại Tp Hồ Chí Minh 

Sự khác biệt giữa xe số tự động và xe số sàn

Về cơ bản thì số sàn và số tự động khác nhau ở việc điều khiển côn với hộp số tự động. Trong khi xe số sàn có chân côn ở vị trí bên trái người lái còn hộp số tự động chỉ có chân phanh và chân ga. 

Về giá cả thì cùng với một mẫu xe nhưng phiên bản hộp số tự động đều có chi phí đắt hơn hộp số sàn từ 30-50 triệu đồng. Đồng thời hộp số tự động dễ sử dụng hơn so với số sàn bởi người lái chỉ cần sử dụng chân ga và chân phanh. Như vậy với các loại xe số tự động bạn chỉ cần tập trung vào việc xử lý tình huống phát sinh trên đường. Nếu bạn đam mê tốc độ thì hộp số sàn sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn về sự thay đổi lực kéo, mang đến cảm giác “bốc” hơn trong khi di chuyển. 

Sự khác biệt giữa xe số tự động và xe số sàn
Sự khác biệt giữa xe số tự động và xe số sàn

Xét về mặt an toàn thì đây là vấn đề được rất nhiều người quan tâm khi chọn mua xe cho mình. Tuy nhiên việc an toàn lại phụ thuộc vào vào người lái chứ không phụ thuộc hoàn toàn vào hộp số. Tuy nhiên theo nhận định của nhiều người thì xe số sàn an toàn hơn so với số tự động. Bởi mỗi một số trong hộp số sàn đều quy định tốc độ nhanh chậm khác nhau. Còn với xe số tự động chỉ có chân ga và chân phanh người lái rất dễ nhầm lẫn và gây ra tai nạn đáng tiếc. Đặc biệt với những người mới lái và trong những trường hợp nguy hiểm không phản ứng kịp. 

Lời kết

Hy vong với bài viết được chia sẻ bởi trung tâm đào tạo bằng lái xe B2, bạn đã trả lời được câu hỏi Xe số sàn là gì? Xe số tự động là gì? Còn điều gì thắc mắc về xe số sàn và số tự động hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp kịp thời. Chúc bạn lái xe an toàn!

Nguồn: https://www.siliconvalley-redcross.org

Các loại cảm biến trên ô tô

Có thể nói các loại cảm biến trên ô tô là những bộ phận cơ bản nhất và không thể thiếu với bất kỳ dòng xe nào. Nó có công dụng cung cấp các tín hiệu từ bộ phận của máy đến bộ điều khiển trung tâm của xe. 

Tất cả các biến đổi về vật lý, hóa học của ô tô đều được bộ phận cảm biến thu  lại và gửi về bộ phận trung tâm để người lái biết được tình trạng xe ô tô của mình.

>>>>> Có thể bạn quan tâm:

Thế nào là cảm biến trên xe ô tô?

Các cảm biến trên ô tô có thể xem như những giác quan của xe, nó được thiết kế nhỏ gọn và rất tiện nghi với người sử dụng. Những hệ thống này sẽ tự động kiểm soát và điều chỉnh lại tình trạng làm việc của bộ phận động cơ xe giúp nó hoạt động được ổn định.

Thế nào là cảm biến trên xe ô tô?
Thế nào là cảm biến trên xe ô tô?

Nhờ có bộ phận cảm biến trên ô tô mà xe sẽ hoạt động được tốt hơn, tiết kiệm nhiều nhiên liệu và góp phần bảo vệ môi trường. Các nhà sản xuất ô tô luôn chú trọng vào việc nghiên cứu, phát triển sao cho các bộ phận này ngày càng nâng cao hiệu suất và tính năng hoạt động hơn.

Phân loại cảm biến xe ô tô

Các loại cảm biến ở trên xe được xem là thiết bị hỗ trợ sự vận hành của động cơ giúp nó hoạt động liên tục nhưng vẫn giữ được sự ổn định. Thường thì xe ô tô sẽ có một số bộ phận cảm biến sau:

Bộ phận cảm biến ở vị trí phần trục khuỷu của xe

Bộ phận này có công dụng thông báo cho điều khiển trung tâm (hay ECU) của xe ô tô biết được vị trí cốt máy tương ứng. Từ đó điều chỉnh thời điểm đánh lửa hoặc phun nhiên liệu thích hợp lên phần xi-lanh của động cơ xe.

Bộ phận cảm biến ở vị trí phần trục khuỷu của xe
Bộ phận cảm biến ở vị trí phần trục khuỷu của xe

Bộ phận cảm biến vị trí phần trục cam trên xe ô tô

Nó có chức năng tìm vị trí của trục cam ở trong xe, đồng thời báo về cho bộ điều khiển trung tâm. Bộ phận này có tác dụng hỗ trợ tính toán thời gian phun nhiên liệu xe sao cho hợp lý nhất.

Bộ phận cảm biến vị trí phần bướm ga của xe ô tô

Bộ phận này giúp ECU điều chỉnh được dung lượng phun nhiên liệu sao cho tối ưu nhất theo độ mở bướm ga của ô tô. Đối với những dòng xe ô tô chạy hộp số tự động, bướm ga là vị trí cực kỳ quan trọng, nó giúp kiểm soát quá trình chuyển số trên xe.

>>>>> Xem thêm: Trường dạy học lái xe Ô tô hạng C uy tín TPHCM 

Trường hợp bị hỏng cảm biến này sẽ khiến cho xe khi muốn đi nhanh hay tăng tốc sẽ không đáp ứng kịp thời. Đèn báo lỗi động cơ sáng lên và hộp số tự động lúc này khi sang số sẽ hoạt động khó khăn, không được bình thường dẫn đến tình trạng hay bị chết máy.

Bộ phận cảm biến áp suất đường ống nạp nhiên liệu xe ô tô

Cảm biến này có nhiệm vụ cung cấp các loại tín hiệu về áp suất chân không theo dạng tần số hoặc điện năng về cho ECU. Nếu không có nó, động cơ xe sẽ có hiệu suất kém, xả nhiều khói tải làm ảnh hưởng đến môi trường.

Bộ phận cảm biến nhiệt độ nước làm mát của xe

Bộ phận này có công dụng kiểm tra nhiệt độ của nước làm mát ở động cơ sau đó truyền tín hiệu cho bộ xử lý trung tâm. Xe nếu không có cảm biến nhiệt độ nước làm mát sẽ rất có khởi động. 

Bộ phận cảm biến nhiệt độ nước làm mát của xe
Bộ phận cảm biến nhiệt độ nước làm mát của xe

Bộ phận cảm biến lưu lượng khí nạp trên xe ô tô 

Bộ phận này có công dụng đo khối lượng của phần khí khi nạp qua cửa hút của xe rồi truyền về cho ECU để điều chỉnh lại lượng nhiên liệu phù hợp. Xe không được lắp bộ phận này sẽ chạy tốn nhiên liệu hơn rất nhiều, thậm chí còn bị chết máy.

Vai trò của cảm biến khá quan trọng khi mà lưu lượng khí nạp được gắn trên cổ hút sẽ có cấu tạo màng lưới được nung nóng. Lúc này không khí thổi qua sẽ khiến cho nhiệt độ giảm đi ít nhiều dựa vào hiệu ứng nhiệt điện.

Kiểm tra cảm biến ô tô như thế nào?

Cách kiểm tra các cảm biến trên ô tô cũng rất đơn giản, bạn chỉ cần dựa vào các dấu hiệu mà nó gửi về cho ECU là sẽ nhận biết được có phát sinh lỗi hay không. Ví dụ như:

  • Dấu hiệu hư hỏng của bộ cảm biến khúc khuỷu sẽ là đèn Check Engine báo sáng lên, đồng thời động cơ sẽ bị rung và ngừng hoạt động. Bạn cũng nên kiểm tra xe có tia lửa ở bugi phát ra không để xác minh lỗi.
  • Với bộ phận bướm ga TPS, hãy quan sát xem các giắc điện có bị mòn hoặc phần dây bị đứt hay kết nối lỏng lẻo không. Nếu thấy bị ngắt kết nối cảm biến thì chứng tỏ bộ phận này đang xảy ra trục trặc.
  • Ở phần cảm biến lưu lượng khí nạp, bạn cần khởi động lại động cơ rồi dùng tuốc nơ vít chạm nhẹ vài lần vào giắc cắm của nó. Khi thấy phần động cơ nổ không êm hoặc không hoạt động thì tức là cảm biến đã bị lỗi.

Mong rằng qua những thông tin được chia sẻ bởi RedCross quý đọc giả đã biết được các loại cảm biến trên ô tô có tác dụng như thế nào. Nếu có phát sinh lỗi, hãy kiểm tra thật kỹ để xác định xem nó xảy ra ở bộ phận nào hoặc bạn cũng có thể đem xe đến trung tâm sửa chữa gần nhất để tu sửa. Có bất kỳ thắc mắc hoặc cần thi bằng lái xe ô tô hạng B1, B2 có thể liên hệ chúng tôi qua website https://www.siliconvalley-redcross.org

Luật xe máy, các lỗi và mức phạt

Hầu hết những người sử dụng xe máy làm phương tiện tham gia giao thông đều đã có bằng lái xe hạng A1. 

Tuy nhiên, họ vẫn chưa thể hiểu rõ được các mức phạt khi vi phạm lỗi của luật giao thông đường bộ mà Nhà nước ban hành. 

Hãy cùng đọc bài viết được chia sẻ bởi RedCross sau để khám phá thêm về luật xe máy, các lỗi và mức phạt đối với người điều khiển phương tiện xe mô tô hai bánh.

Quy định về bằng lái xe máy

Quy định về bằng lái xe máy
Quy định về bằng lái xe máy

Theo dự thảo luật giao thông đường bộ được thông qua mới đây, bằng lái xe máy và bằng ô tô sẽ được phân loại lại. Trong đó, loại bằng thông dụng nhất là A1 sẽ được thay đổi và chia thành những hạng sau:

  • Bằng hạng A0: Được cấp cho những người lái xe gắn máy (tính cả các dòng xe điện trên thị trường). Có dung tích dưới 50 phân khối và công suất của động cơ không quá 04 kw.
  • Bằng hạng A1: Được cấp cho những người sử dụng xe mô tô hai bánh có phân khối từ 50cc đến 125cc, công suất của động cơ từ 04 kw đến 11 kw. Các loại xe được quy định cho bằng A0 thì người có bằng A1 cũng có thể điều khiển được.
  • Bằng hạng A: Được cấp cho người lái xe mô tô phân khối lớn, có dung tích xi – lanh từ 125cc trở lên với công suất trên 11kw. Bên cạnh đó, người có loại giấy phép này có thể sử dụng được các dòng xe trong khung của A0 và A1.

Ngoài ra, mức xử phạt xe máy khi vi phạm luật giao thông đường bộ cũng có nhiều thay đổi. Số tiền mà người mắc lỗi phải nộp cho cơ quan chức năng sẽ tăng cao hơn so với bộ luật trước đó.

>>>>> Xem thêm:

Tham gia giao thông đúng luật

Tai nạn khi tham gia giao thông luôn là vấn đề nhức nhối mà Đảng và Nhà nước ta đang tìm các biện pháp để kiềm chế và đẩy lùi. Các tuần lễ và tháng an toàn giao thông được đề ra để người dân có ý thức hơn về luật giao thông đường bộ.

Để đảm bảo an toàn cho bản thân mình và những người xung quanh, chúng ta tốt nhất nên nhường nhịn khi tham gia giao thông. Hãy tự giác chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông xe máy để tránh những tai nạn đáng tiếc xảy ra.

Tham gia giao thông đúng luật
Tham gia giao thông đúng luật

Điều khiển xe đi đúng làn đường quy định, không chen lấn, lạng lách hay đánh võng cũng là một phương án tham gia giao thông đúng luật. Việc này sẽ hạn chế được tối đa sự va chạm giữa các xe với nhau khi đang đi trên đường.

Các lỗi và mức phạt phổ biến

Hiện nay, tại nước ta có khoảng hơn 45 triệu các loại xe máy, mô tô phân khối lớn tham gia giao thông đường bộ. Nhờ tính tiện dụng mà nó là loại phương tiện được dùng nhiều nhất.

Tuy nhiên, dù dùng nó để làm phương tiện đi lại hàng ngày nhưng vẫn có những người chưa nắm rõ được luật đi xe máy. Dưới đây là một vài lỗi phổ biến và mức phạt khi người điều khiển xe mô tô vi phạm:

  • Người ngồi sau xe máy nếu sử dụng ô (hoặc dù) sẽ bị phạt từ 60.000 VNĐ cho đến 80.000 VNĐ đồng theo quy định.
  • Trường hợp xe máy dàn hàng ba gây mất trật tự an toàn giao thông sẽ bị phạt tiền từ 80.000 VNĐ cho đến 100.000 VNĐ
  • Nếu tại nơi có biển cấm mà bạn vẫn quay đầu xe máy thì sẽ chịu mức phạt từ 80.000 VNĐ đến 100.000 VNĐ
  • Bấm còi hoặc rồ ga xe máy khi đang điều khiển trong khu có đông dân cư sinh sống, khu đô thị sẽ bị phạt mức tiền từ 100.000 VNĐ đến 200.000 VNĐ
  • Người điều khiển xe máy hoặc người ngồi trên xe nếu không đội mũ bảo hiểm theo đúng quy định của luật giao thông sẽ bị phạt tiền từ 100.000 VNĐ đến 200.000 VNĐ…

Không có giấy phép lái xe bị phạt bao nhiêu?

Ngoài các lỗi trên thì nhiều người cũng thắc mắc rằng lỗi không bằng lái xe máy phạt bao nhiêu? Bộ luật Nhà nước ban hành thì khi tham gia giao thông, bạn phải luôn mang bên người đăng ký xe, bằng lái xe tương ứng với loại đang điều khiển và bảo hiểm xe máy…

Không có giấy phép lái xe bị phạt bao nhiêu?
Không có giấy phép lái xe bị phạt bao nhiêu?

Nếu không có các loại giấy tờ trên, theo luật xe máy, bạn sẽ phải nộp những khoản tiền tương ứng khi thiếu từng loại. Đặc biệt với giấy phép lái xe sẽ có những trường hợp khác nhau:

  • Trường hợp người điều khiển xe không mang theo bằng lái thì sẽ bị phạt mức tiền từ 80.000 VNĐ cho đến 120.000 VNĐ.
  • Còn nếu bạn không có giấy phép lái xe thì mức phạt này sẽ cao gấp 10 lần, tức là từ 800.000 VNĐ cho đến 1.200.000 VNĐ.
  • Đối với trường hợp bạn điều khiển xe có dung tích xi – lanh trên 175 phân khối nhưng không có bằng lái sẽ bị phạt tiền từ 4.000.000 VNĐ đến 6.000.000 VNĐ.

Do đó, để tránh bị mất tiền, mỗi người dân cần nắm rõ luật xe máy, các lỗi và mức phạt khi tham gia giao thông trên đường. Ngoài ra, hãy luôn điều khiển xe thật cẩn thật để đảm bảo an toàn cho bản thân và những người xung quanh. Chúc cho quý bạn đọc có thêm kiến thức về luật để tránh gặp phải rủi ro không đáng có nha.

Khác biệt giữa bằng lái xe hạng A1 và A2

Đối với công dân Việt Nam trên 18 tuổi nếu có nhu cầu sử dụng xe mô tô hai bánh tham gia giao thông thì cần có bằng lái xe. Loại bằng này sẽ tương ứng với dung tích xi lanh của dòng xe người đó điều khiển. 

Chính vì vậy mà Bộ GTVT đã quy định xe máy sẽ có các loại bằng từ A1, A1, A3 và A4. Qua bài viết sau, chúng ta sẽ tìm hiểu sự khác biệt giữa bằng lái xe hạng A1 và A2.

Tìm hiểu các loại xe máy được áp dụng cho bằng hạng A1

A1 là bằng phổ biến nhất trong số các loại giấy phép lái xe được cấp cho người điều khiển xe máy khi tham gia giao thông. Dung tích xi – lanh các dòng xe mà bằng hạng A1 có thể áp dụng là từ 50cc cho đến dưới 175cc.

Tìm hiểu các loại xe máy được áp dụng cho bằng hạng A1
Tìm hiểu các loại xe máy được áp dụng cho bằng hạng A1

Do đó những loại xe số hoặc xe tay ga đến từ các hãng sản xuất nổi tiếng như Honda, Yamaha, Suzuki… người có bằng A1 đều có thể điều khiển được. Độ tuổi thi lấy loại giấy phép này là từ 18 trở lên theo quy định của nhà nước.

Người đăng ký học và thi lấy bằng hạng A1 phải có sức khỏe tốt, không bị mắc dị tật bẩm sinh hoặc các bệnh liên quan đến tim mạch, huyết áp… Bên cạnh đó là cũng không được mắc các tiền án, tiền sự.

Trường hợp là người nước ngoài muốn thi lấy bằng A1 thì phải có giấy tạm trú hoặc Visa trên 6 tháng tại Việt Nam. Họ cũng cần phải nghe hiểu, đọc và viết tiếng Việt cơ bản để có thể học được phần lý thuyết và thực hành của bài thi sát hạch giấy phép lái xe hạng A1.

>>>> Có thể bạn quan tâm: 

Thế nào là bằng lái xe hạng A2?

Bằng lái xe A2 là gì? Nó là loại giấy phép dành cho người điều khiển phương tiện xe mô tô 2 bánh có dung tích xi – lanh từ được tính từ 175cc trở lên. Hay nói cách khác thì bằng hạng A2 sẽ được cấp cho những ai đi xe máy phân khối lớn.

Người muốn thi lấy bằng hạng A2 cũng phải có độ tuổi từ 18 trở lên và nộp đầy đủ hồ sơ, giấy tờ như các loại giấy phép khác. Bên cạnh đó, tình trạng sức khỏe của họ cũng cần đáp ứng được các quy định khi tham gia thi sát hạch giấy phép lái xe hạng A2.

Có nhiều người vẫn nhầm lẫn rằng khi đã có bằng A2 rồi thì vẫn phải thi bằng A1 nếu muốn điều khiển các xe dưới 175cc dung tích xi – lanh. Tuy nhiên, điều này là hoàn toàn sai vì những ai có bằng A2 có thể lái được những dòng xe của bằng A1 mà không cần thi sát hạch.

Thế nhưng nếu bạn đã có bằng A1 và muốn sử dụng xe mô tô phân khối lớn để tham gia giao thông thì vẫn phải đăng ký thi lấy A2. Bạn cũng sẽ không thể nâng hạng từ A1 lên A2 vì đây là hai loại giấy phép hoàn toàn khác nhau.

Bằng lái xe A2 được phép lái xe gì?

Như đã nói ở trên, bằng lái xe A2 chạy được xe nào, đó là những dòng mô tô phân khối lớn với dung tích xi – lanh từ 175cc trở lên. Thêm vào đó là những loại xe trong hạn cho phép của bằng A1.

Bằng lái xe A2 được phép lái xe gì?
Bằng lái xe A2 được phép lái xe gì?

Chính vì vậy mà việc sở hữu bằng hạng A2 sẽ cho phép bạn điều khiển được nhiều dòng xe máy hơn là bằng A1. Ngoài ra, giấy phép lái xe A2 cũng không có thời hạn sử dụng nên bạn chỉ cần thi một lần và không phải gia hạn vào những năm sau.

Độ tuổi được phép lấy bằng lái xe A2

Theo như quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam thì đối tượng sau sẽ được phép thi lấy bằng:

  • Đủ 18 tuổi, là công dân Việt Nam
  • Có đầy đủ sức khỏe, không nhiễm bệnh truyền nhiễm hay tim mạch, không có vấn đề về thần kinh
  • Người nước ngoài đang học tập, làm việc, cư trú tại nước ta cũng có thể đăng ký thi học bằng lái nếu đáp ứng đầy đủ những yêu cầu trên của pháp luật

Thời hạn của bằng lái A2

Số người quan tâm tới thời hạn của bằng lái xe hạng A2 khá là đông. Theo như quy định của Nhà nước ta thì bằng vô thời hạn (không có hạn định về thời gian). Trong trường hợp bị mất thì người sở hữu bằng chỉ cần đến Sở GTVT làm thủ tục để xin cấp lại GPLX mới là được.

Sự khác nhau giữa bằng A1 và A2

Sự khác nhau giữa bằng A1 và A2
Sự khác nhau giữa bằng A1 và A2

Bằng lái xe A1 và A2 khác nhau chỗ nào là câu hỏi mà nhiều người đặt ra khi đang phân vân không biết nên đăng ký thi loại nào. Sau đây là một bảng so sánh để bạn có thể nhận thấy sự khác biệt của hai loại bằng này:

Nội dung Bằng lái xe hạng A1 Bằng lái xe hạng A2
Công dụng của bằng Dùng để điều khiển các dòng xe máy từ 50cc đến dưới 175cc Dùng để điều khiển xe mô tô phân khối lớn từ 175cc trở lên và các dòng xe thuộc hạng A1
Hình thức thi lý thuyết Bộ đề trắc nghiệm gồm 25 câu hỏi, đạt từ 21/25 câu là đậu Bộ đề trắc nghiệm gồm 20 câu, đạt từ 18/20 câu là đậu
Hình thức thi thực hành Thi bằng xe wave với 4 phần thi, số điểm tối thiểu là 80/100 được tính là đậu Thi bằng xe phân khối lớn
Rebel 250cc với 4 phần thi, số điểm tối thiểu là 80/100 được tính đậu

Mong rằng với những thông tin RedCross chia sẻ trong bài viết trên đã giúp quý độc giả hiểu được sự khác biệt giữa bằng lái xe hạng A1 và A2. Từ đó lựa chọn hình thức đăng ký thi lấy loại bằng phù hợp với nhu cầu của bản thân mình.