Khám sức khỏe thi bằng lái xe ô tô B2

Bất cứ ai khi muốn đăng ký học và thi lấy giấy phép lái xe bằng hạng B2 đều cần có giấy khám sức khỏe trong hồ sơ đem đi nộp. 

Thủ tục thi bằng lái xe nói chung và thủ tục thi bằng lái xe ô tô B2 là bắt buộc mà Nhà nước đưa ra khi bạn muốn lấy bằng B2. 

Hãy cùng đọc bài viết được chia sẻ bởi RedCross để biết chi phí của việc khám sức khỏe thi bằng lái xe ô tô B2 tốn bao nhiêu tiền, đừng bỏ lỡ nha.

Tại sao phải khám sức khỏe khi thi bằng B2

Bằng lái xe hạng B2 được pháp luật quy định sử dụng cho những người lái xe không chuyên. Nó có tác dụng cho các loại xe từ 4 đến 9 chỗ ngồi, tải trọng dưới 3,5 tấn và có thời hạn 10 năm. 

Tại sao phải khám sức khỏe khi thi bằng B2
Tại sao phải khám sức khỏe khi thi bằng B2

>>>>> Xem thêm:

Muốn lấy được loại giấy phép lái xe này, bạn cần có giấy khám sức khỏe để chứng minh mình đủ khả năng điều khiển các phương tiện giao thông. Đây là loại giấy tờ bắt buộc phải có khi nộp hồ sơ thi lấy bằng B2 vì nó giúp đảm bảo an toàn cho cả người lái lẫn mọi người xung quanh.

Không chỉ vậy, giấy này áp dụng với mọi loại bằng lái xe từ A1 cho đến FE theo luật giao thông đường bộ. Cùng với đó là những quy định về người mắc các dị tật sau sẽ không được phép điều khiển xe:

  • Có tiền sử mắc các bệnh về rối loạn tâm thần đã được chữa khỏi nhưng vẫn chưa đầy 24 tháng
  • Mắc một số loại bệnh liên quan đến thị lực
  • Mắc những loại bệnh về tim mạch, huyết áp hay hệ hô hấp
  • Người bị cụt hoặc mất chức năng của 2 ngón trên một bàn tay hoặc một bàn chân trở lên…

Khám sức khỏe ở đâu?

Bên cạnh việc chuẩn bị giấy tờ cần thiết thì vẫn có nhiều người thắc mắc rằng nên khám sức khỏe thi bằng lái xe b2 ở đâu. Câu trả lời là bạn có thể khám tại các bệnh viện, cơ sở y tế trong thành phố hoặc tỉnh mà mình đang sinh sống.

Địa chỉ khám sức khỏe thi bằng lái xe B2
Địa chỉ khám sức khỏe thi bằng lái xe B2

Chỉ cần đến bệnh viện và báo với nhân viên hướng dẫn rằng bạn muốn được khám sức khỏe để thi lấy bằng lái xe hạng B2. Các nhân viên tại đây sẽ đưa giấy để bạn điền thông tin và chỉ cho bạn những quy trình cần thực hiện về hoàn thành việc thăm khám.

Quy trình khám sức khỏe bằng B2

Dựa theo quy định của Bộ Giao thông vận tải đã đặt ra, người thi bằng lái hạng B2 nếu chọn hình thức khám tuyến sẽ phải trải qua quy trình riêng. Các bước này bao gồm:

  • Bước 1: Phải kê khai thông tin cá nhân thật đầy đủ và chính xác, nêu rõ tiền sử mắc bệnh của những người thân trong gia đình (nếu có).
  • Bước 2: Tiến hành trao đổi với bác sĩ về tiền sử mắc bệnh của bản thân (nếu có).
  • Bước 3: Đi khám từng chuyên khoa lâm sàng như: tâm thần, tai mũi họng, xương khớp, mắt… với phụ nữ thì nên khám cả khoa nội tiết.
  • Bước 4: Làm xét nghiệm nước tiểu, nồng độ cồn trong máu, nồng độ ma túy và một vài xét nghiệm khác theo yêu cầu của bác sĩ chuyên khoa.
  • Bước 5: Nhận kết luận và giấy khám sức khỏe lái xe đã có xác nhận của bác sĩ từng khoa một để nộp vào hồ sơ thi bằng B2.

Khám sức khỏe lái xe ô tô bao nhiêu tiền?

Chi phí khám sức khỏe lái xe hạng B2 được thu theo quy định của Nhà nước với các dịch vụ khám và chữa bệnh tại các cơ sở y tế. Tùy từng bệnh viện, trung tâm y tế mà bạn chọn thì giá tiền khi khám sức khỏe thi bằng b2 sẽ có chênh lệch khác nhau.

Tuy nhiên, thông thường mức phí này sẽ chỉ dao động vào khoảng từ 500.000 cho đến 1.000.000 đồng trên một lần khám. Do đó, bạn hãy chọn những cơ sở uy tín, chất lượng và có đầy đủ các trang thiết bị cần thiết để việc thăm khám được diễn ra thuận lợi.

Mẫu giấy khám sức khỏe

Khác với những mẫu giấy khám sức khỏe thông thường, mẫu của người học bằng B2 sẽ có 4 mặt với những mục thông tin khác nhau. Điều này được chiếu theo yêu cầu của Bộ giao thông vận tải đưa ra.

Mẫu giấy khám sức khỏe
Mẫu giấy khám sức khỏe

Mặt thứ nhất và thứ hai của mẫu giấy khám sức khỏe lái xe b2 sẽ yêu cầu bạn điền tất cả các thông tin cá nhân cơ bản của mình. Những mục này sẽ bao gồm họ và tên, ngày tháng năm sinh, quê quán, số chứng minh nhân dân, tình trạng sức khỏe của bản thân….

Mặt thứ ba và thứ tư sẽ là kết quả chẩn đoán, kết luận về tình trạng thần kinh, thị lực, xương khớp…của người thăm khám được xác nhận bởi bác sĩ. Bạn cần phải khám hết tất cả các khoa theo yêu cầu trên giấy khám sức khỏe lái xe b2 để đáp ứng được mọi yêu cầu khi điều khiển ô tô.

Trên đây những thông tin mà bạn cần biết về chi phí và quy trình khi khám sức khỏe thi bằng lái xe ô tô B2. Hãy hoàn thành đủ mọi hạng mục để có thể bảo vệ an toàn cho bạn và những người khác trong lúc tham gia giao thông trên đường. Hy vọng rằng từ những chia sẻ trong bài viết, bạn đọc sẽ biết những thủ tục cần thiết để lấy được bằng lái xe nhé.

Hồ sơ đăng ký thi bằng lái xe ô tô B2

Ngày nay, nhu cầu học và thi lấy bằng lái ô tô hạng B2 càng trở nên phổ biến hơn vì tính tiện dụng của nó. Nhưng vẫn có rất nhiều người chưa thể hiểu rõ được về các loại giấy tờ cần chuẩn bị của hạng bằng này. 

Hãy cùng theo dõi bài viết sau đây để biết hồ sơ đăng ký thi bằng lái xe ô tô B2 cần chuẩn bị những gì?.

Hồ sơ đăng ký học lái xe B2

Theo quy định của pháp luật, người được cấp bằng lái ô tô hạng B2 được phép điều khiển các dòng xe dưới 9 chỗ và có tải trọng dưới 3,5 tấn. Bên cạnh đó, loại bằng này cũng cho phép bạn có thể điều khiển được những dòng xe dành cho bằng lái hạng B1.

Hồ sơ đăng ký học lái xe B2
Hồ sơ đăng ký học lái xe B2

Như vậy thì sở hữu bằng B2 đồng nghĩa với việc người lái có khả năng điều khiển các dòng xe du lịch, gia đình, xe công ty từ 4 đến 9 chỗ. Ngoài ra còn có những dòng xe tải nhỏ với trọng lượng dưới mức 3,5 tấn.

Người có bằng hạng B1 nếu muốn nâng hạng lên B2 phải dưới 55 tuổi và có thời gian hành nghề trên 1 năm. Số ki – lô – mét lái xe an toàn phải đạt 12.000 trở lên và được xác nhận bởi cơ quan hoặc công ty đang làm việc.

Bằng B2 có thời hạn 10 năm được tính từ ngày cấp, sau khoảng thời gian này thì bạn cần phải đi xin cấp lại. Để tham gia đăng ký khóa học và thi lấy bằng, hồ sơ học lái xe b2 cần chuẩn bị gồm:

Giấy tờ cần chuẩn bị

  • Bản phô tô thẻ CCCD, CMND hoặc hộ chiếu của người đăng ký vẫn còn trong thời hạn sử dụng.
  • Giấy chứng nhận sức khỏe của người đi thi bằng lái B2 được cấp bởi các cơ quan y tế.
  • 12 ảnh với kích thước 3×4 trên phông nền màu xanh dương đậm theo đúng quy định.
  • Đơn đề nghị xin học và thi sát hạch để được cấp giấy phép lái xe hạng B2 (đơn này do trung tâm dạy lái xe cấp).

>>>>  Tin liên quan: 

Học phí

Bên cạnh việc nộp hồ sơ lái xe b2, mọi người cũng sẽ quan tâm đến mức chi phí mà mình phải bỏ ra khi muốn học và lấy bằng hạng B2. Thông thường thì mức học phí sẽ bao gồm các khoản sau:

  • Chi phí nộp hồ sơ cho trung tâm đào tạo: Rơi vào khoảng từ 7 đến 9 triệu đồng (Đã được tính các khoản thuê máy móc, phòng học, sân bãi, tiền giáo trình, tiền điện nước và tiền trả cho giảng viên)
  • Chi phí khám sức khỏe của người thi bằng lái xe hạng B2: sẽ từ 500.000 đến 700.000 đồng 
  • Chi phí thi sát hạch và những khoản phát sinh khác: số tiền mà học viên phải nộp khi thi bằng lái hạng B2 là 480.000 mỗi người. Nếu phải thi lại thì bạn vẫn sẽ phải nộp tiếp khoản này.
Học phí thi bằng lái xe B2
Học phí thi bằng lái xe B2

Gộp tất cả các khoản trên lại thì mức chi phí sẽ rơi vào khoảng từ 9 cho đến 10 triệu đồng cho một lần học bằng lái xe hạng B2. Tùy vào cách tính của từng trung tâm mà giá tiền có một vài thay đổi nhưng sẽ không chênh lệch quá nhiều.

Lưu ý khi làm hồ sơ học bằng lái B2

Lưu ý khi làm hồ sơ học bằng lái B2
Lưu ý khi làm hồ sơ học bằng lái B2

Khi nộp hồ sơ thi bằng lái xe ô tô b2 tại các trung tâm đào tạo và giảng dạy lái xe bạn cũng cần lưu ý một số điều để tránh phải làm lại từ đầu. Những điểm mày bao gồm:

  • Ảnh 3×4 nộp cho trung tâm tóc không được che phần lông mày, quần áo phải gọn gàng, không được đeo kính vì sẽ bị lóa và không nhìn rõ mặt.
  • Tất cả phần họ và tên trong các loại giấy tờ nộp cho trung tâm dạy lái phải viết in hoa.
  • Hãy hỏi thật kỹ trung tâm dạy lái về các thủ tục mà mình phải thực hiện để tránh sự rườm rà về sau này.
  • Sức khỏe của người đăng ký thi bằng lái hạng B2 phải ở trạng thái tốt và không mắc các dị tật về tay và chân.
  • Độ tuổi thích hợp khi nộp hồ sơ thi bằng lái xe ô tô hạng B2 là 18 tuổi và phải đạt chiều cao từ 1m60 trở lên.

Trung tâm đào tạo lái xe B2

Hiện nay có rất nhiều trung tâm dạy lái xe ô tô được mở ra nhằm đáp ứng nhu cầu thi lấy bằng của người dân. Dưới đây là một vào cái tên tiêu biểu mà bạn có thể nộp hồ sơ học bằng lái xe b2:

  • Trường dạy lái xe Đồng Tiến (khu vực Sài Gòn)
  • Trung tâm dạy nghề GTVT Viễn Đông (khu vực Sài Gòn)
  • Trung tâm Cửu Long (khu vực Sài Gòn)
  • Trung tâm đào tạo lái xe ô tô Sao Bắc Việt (khu vực Hà Nội)
  • Trung tâm đào tạo lái xe Sao Thủ Đô (khu vực Hà Nội) 

Trên đây là những thông tin mà bạn cần biết khi muốn chuẩn bị hồ sơ đăng ký thi bằng lái xe ô tô B2. Mong rằng với chia sẻ trong bài viết sẽ mang lại nhiều kiến thức bổ ích cho quý vị bạn đọc quan tâm. Hãy chuẩn bị thật kỹ và tìm cho mình một trung tâm uy tín để hoàn thành khóa học thật suôn sẻ. Chúc các bạn sẽ đưa ra quyết định đúng đắn và thành công lấy được bằng lái nhanh nhất nhé! Mọi thông tin xin liên hệ với chúng tôi qua website https://www.siliconvalley-redcross.org

Mua bằng lái xe ô tô B2 có thật không?

Ngày nay có rất nhiều các trang web quảng cáo về việc mua bằng lái xe ô tô B2 giá rẻ với cam kết rằng không cần phải thi. Lợi dụng lòng tin của một số học viên nhẹ dạ để trục lợi. 

Và việc làm này sẽ dẫn đến những hệ lụy không mong muốn đem đến cho học viên và có thể tính là phạm pháp. 

Nhằm giúp bạn cảnh giác, hãy cùng với RedCross theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu kỹ hơn về việc mua giấy phép lái xe hạng B2 mà không phải thi.  

>>> Có thể bạn quan tâm:

Quy định về bằng lái xe ô tô

Với mỗi hạng bằng lái ô tô khác nhau, pháp luật đều có từng quy định riêng biệt về độ tuổi cũng như kinh nghiệm khi thi lấy giấy phép. Do đó, để có thể xin được cấp bằng lái hạng B2, bạn cần phải nắm được những điều kiện theo luật của bộ GTVT đặt ra như:

  • Độ tuổi thích hợp nhất khi đăng ký thi bằng hạng B2 là 18 tuổi trở lên
  • Bằng B2 được áp dụng cho các dòng xe từ 4 đến 9 chỗ với tải trọng dưới 3,5 tấn và xe được dùng cho mục đích kinh doanh, đi làm…
  • Sức khỏe của người đăng ký thi bằng B2 phải ở trạng thái tốt…
Quy định về bằng lái xe ô tô
Quy định về bằng lái xe ô tô

Theo quy định thì người thi lấy bằng B2 phải là công dân của đất nước Việt Nam hoặc người nước ngoài đang cư trú tại đây. Với trường hợp thi thăng hạng từ bằng lái B1 lên B2 thì bạn phải lái xe được ít nhất là 1 năm và có 12 nghìn ki – lô – mét điều khiển xe an toàn.

Bên cạnh đó, bằng lái xe hạng B2 có thời hạn là 10 năm tính từ ngày cấp phép nên khi hết thời gian bạn sẽ phải xin cấp lại. Vì vậy nên việc mua bằng lái xe b2 sẽ khiến bạn gặp phải nhiều rắc rối nếu bị cảnh sát giao thông yêu cầu kiểm tra giấy tờ.

Mua bằng lái xe ô tô không cần thi được không?

Tình trạng mua bán và làm bằng lái xe b2 giả vô cùng phổ biến trên thị trường hiện nay. Chỉ cần lên mạng và gõ các từ khóa liên quan đến việc lấy bằng B2 mà không cần thi sẽ hiện ra hàng loạt kết quả với những lời quảng cáo trên trời.

Mua bằng lái xe ô tô không cần thi được không?
Mua bằng lái xe ô tô không cần thi được không?

Lý do khiến cho có những người lựa chọn cách mua bằng b2 thay vì nộp hồ sơ và học lái là vì sợ tốn thời gian. Bởi để có thể điều khiển thuần thục và vượt qua được kỳ thi sát hạch lấy bằng B2, bạn sẽ phải mất khoảng thời gian tối thiểu là 3 tháng.

Bên cạnh đó, thủ tục hồ sơ nộp lấy bằng B2 có khá nhiều loại giấy tờ cần chuẩn bị khiến không ít người cảm thấy rắc rối. Cùng với đó là bộ đề lên đến 600 lý thuyết lại có cả câu điểm liệt nếu sai một câu là sẽ bị đánh trượt và phải học lại từ đầu.

Chính những điều này làm cho người muốn đăng ký thi lấy bằng B2 chùn bước và lựa chọn một phương pháp khác là mua bằng giả. Tuy nhiên, hành động này sẽ đem lại những hậu quả mà bạn không thể lường trước.

Những hệ lụy khi mua bằng lái xe ô tô

Việc mua, bán các loại bằng lái xe máy, xe ô tô được xem là hành vi phạm pháp với tính chất vô cùng nghiêm trọng và cần phải lên án. Bởi đây là nguyên nhân dẫn đến những trường hợp tai nạn giao thông thương tâm trong khoảng thời gian qua.

Pháp luật đã quy định rằng bằng lái xe phải được cấp phép từ bộ Giao thông vận tải và người xin bằng cần trải qua kỳ thi sát hạch. Vì vậy, những đối tượng không tham gia kỳ thi mà vẫn có giấy phép lái xe sẽ bị xử phạt hoặc truy tố trách nhiệm vì dùng bằng giả.

Trung tâm đào tạo lái xe ô tô uy tín

Trung tâm đào tạo lái xe ô tô uy tín
Trung tâm đào tạo lái xe ô tô uy tín

Hiện có rất nhiều trung tâm được mở ra để đáp ứng nhu cầu học lái xe và thi lấy bằng B2 của người dân. Dưới đây là một vài địa chỉ uy tín mà bạn có thể tìm đến:

  • Trung tâm đào tạo và dạy lái xe ô tô Sao Bắc Việt (khu vực Hà Nội)
  • Trung tâm dạy lái xe Sao Thủ Đô (khu vực Hà Nội)
  • Trung tâm dạy nghề và đào tạo lái xe ô tô C500 (khu vực Hà Nội)
  • Trung tâm đào tạo lái xe ô tô Lạc Hồng (khu vực Hà Nội)
  • Trường dạy lái xe ô tô Đồng Tiến (khu vực TP. HCM)
  • Trung tâm đào tạo lái xe ô tô Viễn Đông (khu vực TP. HCM)
  • Trung tâm đào tạo lái xe ô tô Thành Công (khu vực TP. HCM)

Học phí

Mặt bằng chung về chi phí cho mỗi khóa học lái xe hạng B2 sẽ dao động từ khoảng 9 triệu đến 12 triệu tùy từng trung tâm. Tuy nhiên mức giá này sẽ không có sự chênh lệch quá lớn.

Thời gian học

Tổng thời gian học và thi lấy bằng B2 là trong vòng 3 tháng hoặc hơn với các buổi sáng, chiều hoặc tối tùy theo mong muốn của học viên. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tự chọn lịch học của mình từ thứ 2 đến chủ nhật.

Địa điểm học

Các trung tâm đều có nhiều cơ sở khác nhau với sân tập thực hành và phòng học có đầy đủ thiết bị hiện đại. Vì vậy bạn có thể chọn địa điểm nào gần với mình nhất và tiến hành đăng ký học.

Mong rằng qua bài viết trên, quý độc giả đã hiểu được có nên mua bằng lái xe ô tô B2 hay không và những hệ lụy của nó. Để đảm bảo an toàn cho bản thân và người đi đường, tốt nhất là bạn nên nộp hồ sơ đăng ký học và thi lấy bằng B2 tại những trung tâm uy tín.

Nguồn: https://www.siliconvalley-redcross.org

Thi sa hình bằng lái xe ô tô hạng B2

Để được cấp giấy phép lái xe ô tô hạng B2, học viên cần trải qua một kỳ thi sát hạch gồm cả lý thuyết và thực hành. 

Trong đó, phần ly thuyết thi bằng lái xe B2 có tính chất tương tự như phần của bằng lái xe B1, còn phần thực hành (hay còn được gọi là sa hình) sẽ có độ khó hơn rất nhiều so với lý thuyết nhưng số điểm cũng cao hơn. 

Nếu chưa biết cách thi sa hình bằng lái xe ô tô hạng B2, hãy đọc bài viết được chia sẻ bởi RedCross để biết những mẹo áp dụng vào bài nhé. 

Mẹo thi sa hình bằng B2

Để có thể tự tin bước vào bài thi sa hình, học viên cần đến 3 tháng luyện tập ròng rã về cách điều khiển xe ô tô. Vào 1 đến 2 tuần cuối cùng, bạn sẽ được  các giảng viên hướng dẫn về kinh nghiệm và mẹo mẹo thi sa hình B2 để đạt kết quả tốt nhất. 

Mẹo thi sa hình bằng B2
Mẹo thi sa hình bằng B2

Bắt đầu

Trong phần thi sa hình B2, trước khi xuất phát, học viên cần kiểm tra kỹ xem độ cao của ghế có phù hợp hay không. Nếu cần thiết thì phải chỉnh lại để có thể gạt cần số, đạp chân côn, chân phanh và chân ga khi điều khiển xe.

Tiếp đến, hãy kiểm tra lại gương chiếu hậu và hai bên sao cho nhìn rõ phần đường phía sau. Trước khi xuất phát, học viên cần bật đèn xi – nhan trái để báo hiệu bắt đầu bài thi.

Dừng xe và nhường đường cho người đi bộ

Đây là phần đầu tiên trong bài thi sa hình B2, người lái cần đỗ xe ở trước vạch trắng để nhường đường cho người đi bộ. Hãy lấy cột biển báo hiệu ở bên phải để làm cột mốc và không được dừng quá 30 giây để tránh mất điểm không đáng có.

Dừng và khởi động xe ngang dốc

Khi ô tô đã dừng ở trên dốc, người lái cần kéo phanh tay để thay thế cho phanh chân giúp xe đứng yên. Tiếp đến, bạn từ từ thả chân côn và di chuyển vào chân ga và mớm lên, nếu thấy xe không bị trượt xuống thì thả nốt phanh tay và tiếp tục đạp ga để ô tô tự lên dốc. 

Lái xe qua vệt bánh xe và đường vuông góc

Kinh nghiệm thi sa hình B2 ở bài này là hãy lái thật chậm và tốt nhất là nên đi nửa côn để có thể chủ động trong việc điều chỉnh xe. Học viên cần đánh lái vào đúng thời điểm khi rẽ vào khu vực được đánh dấu và đi thẳng.

Với phần bài thi đường vuông góc, người lái cần điều khiển sao cho xe ô tô đi tránh vạch ở gần vỉa hè của hai bên đường. Nếu thấy vỉa ba toa vuông góc với phía bên trái thì hãy đánh hết lái qua trái và ngược lại.

Điều khiển xe qua ngã tư có đèn giao thông

Với bài thi này, bạn cần dừng lại cách vạch vàng 1 mét và phải cắt côn rồi chờ đèn đỏ tầm 2 giây. Sau đó mở côn và đi tiếp, không được để quá thời gian chỉ định là 20 giây để tránh bị trừ điểm.

Điều khiển xe qua ngã tư có đèn giao thông
Điều khiển xe qua ngã tư có đèn giao thông

>>>> Tin liên quan: 

Lái xe qua đường quanh co

Thi lái xe B2 sa hình phần đường quanh co yêu cầu người lái phải bám sát về phía bên phải và đánh lái sang trái để xe quay nửa vòng đầu. Tiếp đến là bán sát về lề đường trái, trả lái rồi đánh sang phải để ô tô cua nốt nửa vòng còn lại.

Ghép xe dọc

Với phần thi này, học viên có 2 phút để điều khiển xe ô tô đỗ và tiến ra khỏi chuồng nhưng không được chạm vào vạch hoặc đè lên phần vỉa hè. Lưu ý, khi lùi vào nếu nghe thấy tiếng báo hiệu thì phải thắng lại và điều khiển xe chạy ra khỏi chuồng.

Dừng lại nơi có đường sắt đi qua

Kinh nghiệm thi sát hạch lái xe B2 của bài thi này là hãy để ý phần mép dưới của gương phụ và vạch dừng. Nếu thấy chúng tạo thành một đường thẳng thì hãy đạp phanh và chân côn để điều khiển cho xe dừng lại.

Thay đổi số trên đường thẳng

Khi ô tô của bạn tiến vào phần đường chuẩn bị tăng tốc, hãy điều chỉnh để giữ cho xe tiếp tục đi thẳng. Lúc này bạn cần nắm chắc vô lăng, nhả hết chân côn, chân phanh và đạp chân ga từ từ để xe tăng tốc. 

Khi ô tô đi qua biển báo hiệu thì đạp chân côn rồi đẩy cần gạt số vào mức 2, sau đó nhả côn, tì chân ga để đi tiếp. Tốc độ tối thiểu mà xe phải đạt ở vòng thi này là 20km/h.

Ghép xe ngang

Hãy để ý phần vai của mình xem có trùng với góc vuông không để đánh hết lái về phía bên phải và lùi xe vào điểm đỗ. Bạn cần lưu ý dừng xe với một góc 45 độ so với phần đường thẳng của vỉa hè.

Kết thúc

Ở phần này, để thông báo cho giảng viên mình đã hoàn thành bài thi sa hình, bạn hãy bật đèn xi – nhan bên phải. Đây là tín hiệu để họ biết được phần thi của học viên đã kết thúc đúng giờ.

Những lỗi sai thường gặp khi thi sa hình B2

Việc quên không bật đèn xi – nhan là lỗi thường gặp nhất trong bài sa hình thi B2 mà bạn cần chú ý. Bên cạnh đó hãy dừng xe đúng vị trí để tránh mất điểm oan trong quá trình thi.

Những lỗi sai thường gặp khi thi sa hình B2
Những lỗi sai thường gặp khi thi sa hình B2

Không được buông phanh sớm ở phần thi ngang dốc vì điều này sẽ khiến ô tô bị chết máy giữa chừng. Với phần chuồng dọc, nên tránh đánh lái sớm vì nó sẽ khiến phần bánh xe đè lên vạch….

Trên đây là những kinh nghiệm khi thi sa hình bằng lái xe ô tô hạng B2 mà bạn có thể áp dụng vào bài. Hãy luyện tập kỹ và giữ tâm lý thật thoải mái để hoàn thành bài thi một cách thuận lợi nhất.

Nguồn: https://www.siliconvalley-redcross.org

Download phần mềm thi sát hạch lái xe B2

Hiện nay, việc học và luyện tập phần mềm thi lý thuyết lái xe b2 trên điện thoại thông minh hoặc PC là điều rất quan trọng. Nó giúp những người có ý định thi lấy bằng lái xe ô tô hạng B2 thêm tự tin hơn khi làm bài lý thuyết. 

Nếu bạn chưa download phần mềm thi sát hạch lái xe B2, hãy đọc bài dưới đây được chia sẻ bởi RedCross để biết cách tải nó về máy của mình.

Giới thiệu phần mềm lý thuyết B2

Để có thể học và thi lấy bằng lái xe hạng B2, hay những loại bằng hạng B1 trở lên, bạn phải học lý thuyết trên một phần mềm sát hạch lái xe với 600 câu hỏi. Những câu này đều được lấy từ luật giao thông đường bộ và tình huống xảy ra trong thực tế.

Giới thiệu phần mềm lý thuyết B2
Giới thiệu phần mềm lý thuyết B2

Tất cả các câu hỏi có trong phần mềm này đều được tổng hợp nhiều từ thực tế giúp học viên nắm được những kiến thức hữu dụng. Nội dung của phần thi lý thuyết khi sát hạch lấy bằng B2 sẽ bao gồm:

  • Khái niệm và những quy tắc trong bộ Luật giao thông đường bộ
  • Nghiệp vụ vận tải cho người lái xe
  • Văn hóa ứng xử khi tham gia giao thông cho tài xế
  • Đạo đức nghề nghiệp mà người lái xe cần có
  • Kỹ thuật và kỹ năng lái xe ô tô khi đi trên đường
  • Cấu tạo của các loại xe ô tô thông dụng
  • Hệ thống các loại biển báo giao thông đường bộ mà người lái cần biết
  • Các thế sa hình khi di chuyển….

Theo quy định của Nhà nước thì từ tháng 8 năm 2020, phần thi lý thuyết khi lấy bằng lái ô tô hạng B2 sẽ có tổng cộng 35 câu hỏi với 1 câu điểm liệt. Thời gian thi là trong 22 phút, học viên cần trả lời đúng 32 trên 35 câu tính cả câu điểm liệt thì mới được tính là đậu phần này.

Học lý thuyết lái xe B2 online

Khi download phần mềm thi sát hạch lái xe hạng b2 về máy của mình để học online, bạn sẽ được hướng dẫn chi tiết cách làm bài. Phần mềm này sẽ chia làm 60 bộ đề với 35 mỗi đề được lấy ngẫu nhiên để học viên luyện tập.

Học lý thuyết lái xe B2 online
Học lý thuyết lái xe B2 online

Bạn có thể lựa chọn cách làm từng đề một và nên phân tích câu hỏi thật kỹ càng trước khi chọn đáp án. Sau đó so sánh với sách đáp án để xem mình sai ở những câu nào và ôn tập lại cho nhuần nhuyễn.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên truy cập vào những trang hỗ trợ thi thử phần lý thuyết của bằng hạng B2 để làm đề. Điều này sẽ giúp bạn tập làm quen với áp lực về thời gian khi tham gia thi thực tế.

Ngoài ra, học viên có thể truy cập vào các đề online trên một số website để luyện tập thêm. Những đề thi online vẫn có nội dung bám sát bộ đề 600 câu hỏi và có canh thời gian làm bài để bạn làm quen với áp lực thời gian khi đi thi thực tế.

Tính năng chính của phần mềm

Tính năng chính của phần mềm thi lý thuyết lái xe b2 2020 là mô phỏng đề thi thật của Tổng cục đường bộ Việt Nam. Thông qua đó, học viên có thể học được đầy đủ các kiến thức cần thiết khi thi lấy bằng lái xe hạng B2.

Tính năng chính của phần mềm
Tính năng chính của phần mềm

Chưa kể đến phần mềm thi trên máy tính có tính năng chấm điểm tự động và các câu hỏi được sắp xếp một cách ngẫu nhiên. Có chế độ ôn thi xem được 600 câu hỏi và chấm điểm, xem kết quả sau khi thi xong.

Ngoài ra, phần mềm còn giúp người thi ôn luyện các bài sát hạch về lý thuyết dưới dạng trắc nghiệm về luật giao thông đường bộ. Chỉ cần gõ nội dung cần tìm trên mục tìm kiếm là bạn đã có thể thấy câu hỏi hiển thị ngay và luôn trên màn hình.

>>>> Tin liên quan: 

Cách tải phần mềm 600 câu hỏi B2 về điện thoại

Hiện có rất nhiều ứng dụng học lý thuyết ô tô bằng hạng B2 trên di động tương thích với nhiều hệ điều hành khác nhau để bạn tải về. Dưới đây là các bước download phần mềm thi lái xe b2 về máy điện thoại di động:

  • Bước 1: Mở ứng dụng CH Play nếu bạn dùng điện thoại dòng Androi, còn với hệ điều hành IOS thì mở App Store.
  • Bước 2: Ở thanh tìm kiếm, gõ tên ứng dụng Ôn thi GPLX để kết quả được hiện ra.
  • Bước 3: Nhấn chọn phần mềm tương ứng và tiến hành tải về máy điện thoại hoặc máy tính bảng của mình.
  • Bước 4: Sau khi phần mềm thi b2 đã được tải về máy thành công, bạn mở nó ra và bắt đầu luyện tập các bộ đề trên này.

Cách học lý thuyết trên phần mềm

Đề thi dành cho phần lý thuyết bằng lái xe hạng B2 gồm có 35 câu hỏi, với 15 câu thuộc luật đường bộ, 10 câu về biển báo giao thông, còn lại là sa hình. Cấu trúc của từng phần này sẽ được trải dài xuyên suốt 600 câu trong phần mềm như sau:

  • Các câu từ 1 đến 304 sẽ yêu cầu học viên nắm rõ về luật giao thông đường bộ
  • Những câu từ 305 đến 486 sẽ thuộc về phần biển báo giao thông đường bộ mà bạn cần nắm được
  • Cuối cùng, các câu hỏi từ 487 đến 600 sẽ là phần Sa hình để học viên luyện tập.

Trong bộ câu hỏi này sẽ có 60 câu thuộc dạng điểm liệt, nếu học viên trả lời sai sẽ bị đánh rớt ngay lập tức. Do đó, hãy download phần mềm thi sát hạch lái xe B2 về ngay từ bây giờ và luyện tập thật chăm chỉ để không bị mắc lỗi khi đi thi lấy bằng B2. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết! Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ chúng tôi qua website https://www.siliconvalley-redcross.org.

Nguồn: https://www.siliconvalley-redcross.org

Hướng dẫn những kỹ thuật lái xe số sàn cơ bản

Xe ô tô có hộp số sàn là một trong những loại phương tiện di chuyển phổ biến được nhiều người sử dụng hiện nay. Tuy nhiên, việc điều khiển dòng xe này sẽ khó hơn một chút so với loại có hộp số tự động vì nó có nhiều thao tác hơn. 

Nếu là người mới học, hãy theo dõi bài viết dưới đây được chia sẻ bởi RedCross để nắm được kỹ thuật lái xe số sàn cơ bản khi tham gia giao thông.

Xe số sàn là gì?

Xe số sàn (còn được biết đến với tên tiếng anh là Manual Transmission hoặc MT) là dòng xe yêu cầu người lái phải thực hiện thao tác bằng tay. Khác với xe có hộp số dạng tự động, tài xế cần tự tăng hoặc giảm tốc độ thông qua cần số, chân phanh, chân ga. 

Kỹ thuật lái xe ô tô số sàn khá giống với việc điều khiển xe mô tô phân khối lớn vì cần có sự phối hợp giữa tay côn và tăng, giảm ga hay đạp phanh. Bởi vậy nên người học xe số sàn sẽ phải làm nhiều việc cùng một lúc hơn so với điều khiển xe có hộp số tự động.

Sự khác nhau giữa xe số sàn và xe số tự động

Xe có hộp số tự động và số sàn khác nhau về cả phương thức vận hành, cấu tạo bên trong lẫn giá thành của xe. Cụ thể như:

Về cách vận hành của xe

Khi thay đổi tốc độ hoặc lên và xuống dốc của dòng xe số sàn, người điều khiển cần kết hợp cả cần số, chân ga và chân phanh với nhau. Ngoài ra thì xe số sàn còn có chân côn nên khi bạn muốn sang số thì phải ngắt chân này.

>>>> Xem thêm: Trường dạy bằng lái xe hạng B1

Còn đối với dạng xe hộp số tự động thì phần chân côn sẽ được thiết kế tự động để người lái có thể điều khiển dễ dàng hơn. Việc chuyển số sẽ được diễn ra tự động và tài xế sẽ không cần dùng đến cần số trong quá trình di chuyển xe trên đường.

Khác nhau về mức giá của từng loại xe

Một điểm khác biệt khác dễ nhận thấy ở mua xe số sàn và xe dùng hộp số tự động là về giá thành của chúng. Tuy rằng được sản xuất cùng một hãng xe nhưng loại dùng hộp số tự động sẽ có giá cao hơn là loại chạy số sàn.

>>>> Có thể bạn quan tâm:

Hướng dẫn kỹ thuật lái xe số sàn

Khi đi học lái xe ô tô tại các trung tâm đào tạo thì học viên sẽ được làm quen với loại xe số sàn trước. Vì một khi bạn đã thành thạo việc điều khiển loại xe này thì việc lái xe hộp số tự động sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.

Hướng dẫn kỹ thuật lái xe số sàn
Hướng dẫn kỹ thuật lái xe số sàn

Để có chủ động hơn trong việc kiểm soát tình huống phát sinh khi lưu thông trên đường. Người lái cần quan tâm đến một số thao tác sau lúc điều khiển xe dạng hộp số sàn:

Các bước thao tác xe số sàn cơ bản dành cho người mới

  • Bước 1: Mở cửa xe, ngồi vào ghế lái và thắt dây an toàn thật cẩn thận để bảo vệ bản thân
  • Bước 2: Nắm được cách sử dụng chân côn để sang số
  • Bước 3: Điều chỉnh độ cao ghế ngồi của người lái sao cho thật thoải mái và thuận tiện thực hiện các hành động đạp chân phanh, chân côn, chân ga
Điều chỉnh tư thế và độ cao ghế lái
Điều chỉnh tư thế và độ cao ghế lái
  • Bước 4: Làm quen với cách nhả chân phanh, chân côn của xe số sàn thật nhuần nhuyễn
  • Bước 5: Kiểm tra xem cần gạt số có đang ở vị trí N hay không
  • Bước 6: Khởi động xe và giữ cần gạt số ở mức N, giữ cân côn xuống sàn bằng cách đạp thật nhẹ nhàng
  • Bước 7: Xe khởi động xong thì bỏ chân ra khỏi bàn đạp chân côn
Khởi động xe bỏ chân ra khỏi bàn đạp chân côn
Khởi động xe bỏ chân ra khỏi bàn đạp chân côn
  • Bước 8: Để xe di chuyển thì đạp tiếp chân côn và đẩy cần gạt số về mức 1
  • Bước 9: Từ từ nhả chân côn cho đến khi xe bắt đầu dịch chuyển rồi lại tiếp tục đạp nhẹ chân côn
  • Bước 10: Lấy chân phải đạp vào chân ga và xoay vô lăng để điều khiển theo ý muốn
  • Bước 11: Nếu cần dừng lại, hãy chuyển từ chân ga sang chân phanh một cách từ từ để xe giảm dần tốc độ. Lấy chân trái đạp chân côn và chuyển cần gạt về số N

Lưu ý khi lái xe số sàn

Điều cần chú ý sử dụng chân côn của xe số sàn là gì? Đó là bạn phải đạp đó thật nhẹ và không được sử dụng khi đang di chuyển. Điều này sẽ khiến bộ phận này dễ bị ăn mòn về lâu về dài.

Lưu ý khi lái xe số sàn
Lưu ý khi lái xe số sàn

Phải nắm rõ quy luật hoạt động của các loại chân ga, chân phanh và chân côn của xe số sàn. Biết cách kết hợp chúng với cần gạt số để điều khiển xe sao cho thuận lợi và dễ dàng nhất.

Tóm lại thì kỹ thuật để lái xe số sàn cần người điều khiển phải sử dụng cả hai chân và 2 tay để thao tác cho nhuần nhuyễn. Bên cạnh đó, bạn cũng nên thường xuyên về số và phân biệt được đâu là chân côn, chân phanh hay chân ga để lái xe cho an toàn.

Trên đây là những hướng dẫn về kỹ thuật lái xe số sàn cho quý vị bạn đọc quan tâm tới vấn đề trên. Hy vọng rằng với thông tin trong bài viết được đề cập tới sẽ mang lại nhiều kiến thức hữu ích cho bạn. Chỉ khi nào nắm vững được các lý thuyết thì lúc thực hành sẽ không rơi vào tình huống khó khăn và bạn sẽ xử lý được mọi tình huống ổn thỏa nhất. 

Ngoài ra, để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông, bạn cần đảm bảo có bằng lái xe số sàn được cấp bởi cơ quan chức năng có thẩm quyền, có thể tham khảo thêm thông tin tại https://www.siliconvalley-redcross.org.

Nguồn: https://www.siliconvalley-redcross.org

Bằng lái xe FC là gì? Điều kiện thi bằng lái xe FC

Nếu đã học bằng lái xe thì chắc hẳn bạn cũng đã nghe qua việc nâng hạng từ B2, C, D và E lên F. Với những người đang thắc mắc về điều kiện để nâng hạng lên bằng lái xe FC có các bước nào? 

Nhằm giúp bạn có thể hiểu được bằng FC là gì? điều kiện học bằng FC cùng một số thông tin liên quan, hãy cùng RedCross theo dõi bài viết dưới đây để biết thủ tục chuẩn bị và những điều kiện cần có khi nâng bằng.

Bằng FC là gì?

Trong các loại bằng lái xe thì FC là dạng được cấp cho những người điều khiển xe ô tô hạng C muốn nâng cấp lên, Nó giúp mở rộng phạm vi ra các loại phương tiện có kéo rơ moóc hoặc xe container có tải trọng hơn 750 kg.

Bằng FC là gì?
Bằng FC là gì?

Vì thế nên với những người đã có bằng lái xe ô tô hạng C từ trước phải đáp ứng được những điều kiện theo quy định nhà nước. Những điều này bao gồm: quãng đường đi, độ tuổi và tình trạng sức khỏe…

Bằng hạng FC còn cho phép người sở hữu lái được các loại xe thuộc hạng thấp hơn từ hạng B1 cho đến FB2. Tiêu biểu là các dòng xe ô tô 4 chỗ, 7 chỗ hoặc 9 chỗ thì người có bằng FC vẫn có thể điều khiển thoải mái.

>>>> Tin liên quan:

Ngoài ra, thời hạn hiệu lực của loại giấy phép này là trong vòng 5 năm tính từ ngày cấp. Sau 5 năm, chủ xe cần đến các trung tâm đào tạo lái xe để tiến hành làm các thủ tục xin cấp lại bằng.

Điều kiện để đăng ký học bằng FC

Điều kiện để đăng ký học bằng FC
Điều kiện để đăng ký học bằng FC

Sau khi đã biết bằng fc lái được xe gì, chắc hẳn bạn cũng muốn tìm hiểu thêm về những điều kiện cần thiết khi đăng ký học. Dưới đây là một số quy định Nhà nước đặt ra đối với người muốn thăng hạng giấy phép lái xe lên FC: 

  • Công dân Việt Nam có độ tuổi từ 24 trở lên, không mắc dị tật và có đủ điều kiện sức khỏe để thi thăng hạng bằng FC.
  • Phải có bằng lái hạng C, D và E với kinh nghiệm lái xe từ 3 năm trở lên 
  • Số ki – lô – mét lái xe an toàn phải đạt từ 50.000 trở lên và được xác nhận bởi các tổ chức, công ty, cơ quan mà lái xe đang làm việc.
  • Người muốn thăng hạng lên bằng FC cần phải có đủ 2 năm liên tục điều khiển ô tô dạng đầu kéo.

Bên cạnh đó, người thi bằng FC sẽ được miễn tham gia những buổi học lý thuyết hoặc thực hành tại cơ sở đào tạo nếu bận. Tuy nhiên, họ phải có mặt trong kỳ thi sát hạch và thực hiện đúng theo mọi quy định để hoàn tất quy trình lấy bằng lái xe hạng FC.

Với trường hợp muốn thăng hạng FC nhưng người lái chưa có đủ thâm niên và số ki – lô – mét điều khiển xe an toàn theo quy định. Bắt buộc phải tham gia các buổi học lý thuyết và thực hành để có thể tham gia thi sát hạch lấy bằng FC.

Học bằng FC trong bao lâu?

Đối với người muốn nâng hạng từ C, D và E lên bằng FC, thời gian học đối với lý thuyết là 48 giờ. Còn thời gian thực hàng điều khiển xe sẽ là 224 giờ dưới sự giám sát của giáo viên trung tâm đào tạo.

Học bằng FC trong bao lâu?
Học bằng FC trong bao lâu?

Như vậy, nếu muốn lấy được giấy phép lái xe hạng FC, bạn cần tham gia đầy đủ tất cả các buổi học lý thuyết và thực hành theo quy định trên. Vì đây là bước quan trọng giúp bạn ôn lại được mọi kiến thức đã học về điều khiển xe ô tô để thêm vững tâm lý khi đi trên đường.

Bên cạnh đó, để thủ tục nâng cấp được diễn ra thuận lợi, bạn cần phải chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ cần thiết theo quy định. Việc này sẽ tránh xảy ra những sai sót không đáng có trong quá trình học, hồ sơ đăng ký nâng hạng bằng FC gồm:

  • Hồ sơ gốc khi đăng ký thi bằng lái xe ô tô hạng C (đã lưu giữ lại trước đó).
  • Tờ khai chính xác thời gian và số ki – lô – mét lái xe an toàn.
  • Một bản phô tô giấy phép lái xe không cần công chứng kèm bản gốc để xuất trình cho trung tâm đối chiếu.
  • Một bằng tốt nghiệp trung học cơ sở bản phô tô kèm theo bộ gốc để kiểm tra.
  • Bốn ảnh thẻ kích thước 3×4 nền xanh với tóc tai và quần áo gọn gàng.

Nâng hạng lên FC cần đáp ứng những điều kiện gì?

Theo luật pháp quy định, để nâng hạng bằng lái xe ô tô từ C lên FC, người điều khiển cần phải đáp ứng được đầy đủ các điều kiện đặt ra. Bao gồm:

  • Phải là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài đang sinh sống trên nước ta có giấy phép xác nhận cư trú, học tập của địa phương.
  • Đủ 24 tuổi trở lên với tình trạng sức khỏe tốt, không bị mắc các vấn đề về thần kinh hoặc dị tật bẩm sinh.
  • Thời gian hành nghề lái xe hạng C, D hoặc E từ 3 năm trở lên với số km điều khiển an toàn là 50.000km…

Nơi đào tạo bằng lái xe FC uy tín

Hiện nay có nhiều trung tâm đào tạo bằng lái xe uy tín và chất lượng để học viên lựa chọn. Dưới đây là một vài cái tên tiêu biểu mà bạn có thể đăng ký khi muốn thi thăng hạng bằng FC:

  • Trung tâm Đào Tạo Lái Xe PN (khu vực Sài Gòn)
  • Trường dạy lái xe Đồng Tiến (khu vực Sài Gòn)
  • Trung tâm dạy Đào tạo và Sát hạch lái xe Thành Công (khu vực Sài Gòn)
  • Trung tâm dạy và đào tạo lái xe Lạc Hồng ( khu vực Hà Nội)
  • Trung tâm đào tạo lái xe ô tô Việt Thanh (khu vực Hà Nội)…

Mong rằng qua bài viết trên, quý độc giả đã biết được bằng lái xe FC lái được những loại xe nào. Tốt nhất là nên chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và giữ tâm lý thật thoải mái khi đăng ký thi thăng hạng giấy phép lái xe lên FC để dễ dàng đạt kết quả cao.

Nguồn: https://www.siliconvalley-redcross.org

Thủ tục đổi bằng lái xe máy sang thẻ PET

Hiện nay, có nhiều người mong muốn đổi giấy phép lái xe dạng giấy của mình sang thẻ nhựa để tiện cho việc lưu giữ. Bởi nó bền hơn và không dễ bị tẩy xóa thông tin của chủ điều khiển trên đó. 

Vậy thủ tục đổi bằng lái xe máy sang thẻ PET gồm có những gì? Hãy theo dõi  bài viết dưới đây của RedCross để biết các loại giấy tờ bạn cần chuẩn bị trong hồ sơ.

Bằng lái xe máy thẻ PET là gì?

Hiện nay, các địa phương đều đang thực hiện chính sách đơn giản hóa thủ tục bằng cách đổi GPLX dạng giấy sang thẻ nhựa. Nó giúp việc bảo quản được tốt hơn vì vật liệu nhựa có thể sử dụng được trong thời gian dài.

Bằng lái xe máy thẻ PET là gì?
Bằng lái xe máy thẻ PET là gì?

Trước đây, khi thi xong bằng lái xe, người dân sẽ được cấp thẻ giấy để có thể tham gia lưu thông trên đường. Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng thì nó sẽ dễ bị bong tróc, thấm nước khiến phần thông tin bị nhòe đi khiến bạn phải làm lại thẻ.

Hiểu được sự bất tiện này, bộ giao thông vận tải đã đưa ra thủ tục đổi bằng lái xe máy của người dân sang một dạng thẻ mới là PET (hay thẻ nhựa). Đây là loại vật liệu vừa bền, vừa đẹp, có tính chịu nhiệt cao, không dễ để làm giả và khắc phục được mọi nhược điểm của thẻ giấy.

>>>> Có thể bạn quan tâm:

Ngoài ra, các cơ quan chức năng cũng rất khuyến khích người dân tích cực đổi bằng lái xe bằng giấy truyền thống sang dạng PET. Vì mỗi một mã thẻ PET đều được lưu trữ trong hệ thống thông tin của bộ giao thông vận tải nên sẽ dễ dàng rà soát và kiểm tra hơn so với bằng cũ.

Thủ tục đổi bằng lái xe máy sang thẻ PET

Mặc dù đơn vị chức năng đã ban hành quy định đổi giấy phép lái xe truyền thống sang thẻ PET từ lâu. Nhưng đến nay vẫn có người chưa nắm rõ được các thủ tục cần thiết khi tiến hành đăng ký đổi thẻ.

Kinh nghiệm về thủ tục đổi GPLX sang thẻ PET
Kinh nghiệm về thủ tục đổi GPLX sang thẻ PET

Để việc chuyển đổi được diễn ra thuận lợi, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ trong hồ sơ và nộp nó cho cơ quan chức năng. Các loại này bao gồm:

  • Một bản phô tô thẻ CCCD hoặc CMND, hộ chiếu không cần phải công chứng
  • Hai ảnh thẻ với kích thước 3×4 để dán lên hồ sơ xin chuyển đổi
  • Một tờ đơn đề nghị xin đổi giấy phép lái xe từ dạng giấy sang vật liệu PET.
  • Một bản phô tô bằng lái xe cũ không cần công chứng
  • Một bản sao giấy phép lái xe vật liệu PET (cái này không bắt buộc)

Khi thực hiện thủ tục chuyển đổi bằng lái xe sang dạng thẻ PET, bạn phải đến chụp ảnh trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền. Ngoài ra, bạn cũng cần xuất trình đầy đủ giấy tờ theo danh sách trên cùng bản chính để tiện đối chiếu.

Nếu không có thời gian, bạn cũng có thể đăng ký đổi bằng lái xe máy online trên trang chủ của Sở giao thông vận tải. Sau đó thực hiện đầy đủ các bước theo hướng dẫn để được cấp thẻ mới.

Nơi đổi bằng lái xe thẻ PET

Nhiều người vẫn thường thắc mắc rằng đổi bằng lái xe máy ở đâu nhanh chóng với thủ tục đơn giản. Hiện nay thì bạn có thể gửi hồ sơ xin chuyển đổi từ thẻ giấy sang thẻ nhựa tại sở GTVT tại các tỉnh thành trên cả nước hoặc Tổng cục Đường bộ Việt Nam.

Nơi đổi bằng lái xe thẻ PET
Nơi đổi bằng lái xe thẻ PET

Hướng dẫn quy trình đổi bằng thẻ PET

Sau khi đã biết được đổi bằng lái xe ở đâu, bạn cũng cần phải kiểm tra lại bằng lái xe của mình xem có phải là loại thật hay không. Hãy chuẩn bị đầy đủ  các loại giấy tờ đã được hướng dẫn ở trên và nộp cho cơ quan có thẩm quyền.

Khi đến sở giao thông vận tải địa phương, bạn cần thực hiện theo đúng các chỉ dẫn của cán bộ để hoàn thành thủ tục nhanh chóng. Nhớ lấy giấy hẹn để không bỏ lỡ thời gian nhận thẻ nhựa.

Khi đến thời điểm nhận thẻ mới, bạn hãy mang theo giấy phép lái xe cũ để được cắt góc và nhận bằng PET. Thời gian tốt nhất để người dân đi đổi bằng là từ 8 giờ sáng đến 3 giờ chiều từ thứ 2 đến thứ 6.

Có bắt buộc phải đổi bằng lái xe máy không?

Theo quy định của thông tư 12 mà Sở giao thông vận tải ban hành thì việc đổi giấy phép lái xe từ dạng giấy sang PET là không bắt buộc. Tuy nhiên, nó được khuyến khích vì có nhiều lợi ích hơn so với loại bằng lái xe các hạng A2, A1,….cũ.

Do đó, người dân có thể đổi bằng lái xe của mình sang dạng mới nếu cảm thấy nó đã cũ hoặc bị nhàu rách. Còn nếu giấy phép của bạn vẫn rõ thông tin, không bị tẩy xóa thì vẫn sử dụng được như bình thường.

Như vậy, từ những thông tin được cung cấp ở trên, chắc hẳn bạn đã nắm được những thủ tục đổi bằng lái xe máy sang thẻ PET là như thế nào rồi. Hãy tìm đến cơ quan có thẩm quyền tại địa phương để tiến hành chuyển đổi giấy phép sang dạng mới để bảo quản lâu hơn nhé. Hy vọng rằng với những chia sẻ trong bài viết sẽ mang lại nhiều kiến thức hay, bổ ích cho những ai đang quan tâm và tìm hiểu vấn đề này.

Nguồn: https://www.siliconvalley-redcross.org

Thi bằng lái xe A1 mới nhất

Với những người điều khiển xe máy hoặc mô tô, việc có bằng lái xe là điều kiện bắt buộc để phương tiện có thể lưu thông trên đường. 

Nó được cơ quan có thẩm quyền cấp cho các cá nhân sử dụng xe cơ giới để tham gia giao thông. Muốn có giấy phép, bạn cần phải đăng ký đi thi tại các trung tâm đào tạo, hãy đọc bài được chia sẻ bởi RedCross để biết những mẹo thi bằng lái xe A1 mới nhất nhé.

Bằng lái xe A1 là gì?

Bằng lái xe hạng A1 là giấy phép điều khiển phương tiện giao thông cơ bản và có cấp độ thấp nhất trong các loại bằng. Những người lái xe mô tô hai bánh có phân khối từ 50 đến 175 hoặc xe ba bánh đều có khả năng đăng ký thi bằng lái xe máy 2020.

Bằng lái xe A1 là gì?
Bằng lái xe A1 là gì?

>>>>> Có thể bạn quan tâm:

Để có thể điều khiển được những phương tiện như mô tô hai bánh hoặc 3 bánh, bạn cần phải chuẩn bị hồ sơ đăng ký thi sát hạch. Nếu đậu, các đơn vị có thẩm quyền sẽ tiến hành cấp giấy phép lái xe hạng A1 để chủ phương tiện có thể tham gia giao thông.

Độ tuổi thích hợp thi lấy bằng A1 là từ 18 tuổi trở lên và người đăng ký thi phải có tình trạng sức khỏe tốt. Ngoài ra, đây là loại bằng không bị giới hạn thời gian sử dụng nên bạn sẽ không cần phải thi lại để gia hạn.

Bộ đề thi bằng lái xe A1

Hiện nay, đề thi bằng lái xe hạng A1, hoặc những bằng lái xe hạng B1, B2, A2,… được đăng tải rất nhiều trên mạng internet để bạn download về và tự học. Thông thường sẽ có từ 8 đến 10 bộ đề với số lượng câu hỏi nằm trong khoảng 150 đến 200 với hình thức trắc nghiệm.

Ngoài ra, người muốn thi bằng lái xe A1 cũng có thể mua bộ đề này ở các trung tâm đào tạo và cấp giấy phép. Tại đây, học viên sẽ được chỉ các mẹo thi bằng lái xe a1 dành cho từng dạng câu hỏi trong đề.

Thi thử lý thuyết A1 online

Thi thử lý thuyết A1 online
Thi thử lý thuyết A1 online

Với những người không có quá nhiều thời gian để tham gia học tại các trung tâm đào tạo lái xe thì việc học trực tuyến là lựa chọn phù hợp. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể đăng ký thi thử lý thuyết của bộ đề bằng lái xe A1 online để có sự chuẩn bị trước khi sát hạch với các bộ câu hỏi như:

  • Các câu hỏi về luật giao thông đường bộ dành cho người điều khiển mô tô, xe máy
  • Những câu hỏi liên quan đến biển báo chỉ đường.
  • Bộ câu hỏi về việc vi phạm khi sử dụng xe mô tô, xe gắn máy khi tham gia giao thông
  • Câu hỏi về những  quy tắc khi người điều khiển xe mô tô lưu thông trên đường….

Mẹo thi bằng lái xe A1

Trong quá trình thi sát hạch, nếu được chỉ những mẹo thi bằng lái xe A1 200 câu sẽ giúp bạn dễ dàng vượt qUa kỳ thi hiệu quả. Bởi điều này sẽ giúp cho chúng ta xử lý những câu hỏi được đặt ra nhanh hơn và dễ dàng đạt được điểm cao.

Mẹo thi phần lý thuyết

Mẹo thi phần lý thuyết
Mẹo thi phần lý thuyết

Thông thường, phần lý thuyết sẽ bao gồm 200 câu hỏi thi bằng lái xe a1 và yêu cầu bạn phải trả lời khoảng 20 đến 30 câu trong số này. Tuy nhiên, đừng vội lo lắng vì sẽ có những mẹo mà bạn có thể áp dụng, ví dụ như: 

  • Ở các câu hỏi liên quan đến khái niệm, hãy để ý những từ “vạch kẻ đường”, “đường phố” sẽ là đáp án đúng. Ngoài ra nếu là câu có nêu từ “văn hóa giao thông” thì 1 và 2 là câu trả lời chính xác.
  • Các câu có cụm từ “bị nghiêm cấm”, “không được…” hay “cơ quan, tổ chức, cá nhân” cũng là đáp án đúng. Khi trả lời những vấn đề liên quan đến nồng độ cồn, nếu là xe mô tô thì bạn chọn câu một, còn xe ô tô thì hãy chọn câu 2…

Mẹo thi phần biển báo

Biển báo luôn là phần khiến cho nhiều người đau đầu vì phải nhớ nhiều và biết cách phân biệt chúng. Để tránh nhầm lẫn, bạn nên để tâm đến một số quy tắc dưới đây:

  • Phải học thuộc các dạng ký hiệu thể hiện ở trên biển báo
  • Nên phân biệt được màu sắc sơn trên biển báo vì chúng sẽ đại diện cho các mức độ cảnh báo khác nhau
  • Biết được biển báo đang thể hiện điều gì thông qua hình được vẽ trên đó để lựa chọn đáp án chính xác…

Mẹo thi phần thực hành

Thực hành là phần thi cuối cùng và cũng là phần kiểm tra trình độ điều khiển xe mô tô của thí sinh trên các dạng địa hình. Để tránh mắc lỗi, bạn hãy chú ý đến các điều sau:

  • Đi vòng số 8: hãy chạy xe ở mức số 3 để tránh bị giật và điều chỉnh được tay lái một cách dễ dàng. Không nên đi quá nhanh hoặc quá chậm, tuyệt đối không được chạm chân xuống đất.
  • Đi theo vạch đường thẳng: phần này người thi vẫn giữ đều ga ở mức số 3 và nên đi ở vận tốc 20 đến 30km/h.
  • Đi theo đường có vạch cản: bạn nên điều khiển xe thật khéo léo để tránh được các vật cản trên đường. Phải chạy thật cẩn thận vì chỉ cần chệch tay lái là sẽ khiến xe bị đổ.
  • Đi đường gồ ghề: đây là phần cuối cùng của thi thực hành, bạn chắc tay lái và chạy ở tốc độ 20 km/h để giữ sự ổn định.

Bài viết đã đưa ra những thông tin về thi bằng lái xe A1 mới nhất dành cho những ai chưa biết. Mong rằng bạn sẽ nắm được các mẹo hữu ích để áp dụng và bài thi một cách hiệu quả.

Nguồn: https://www.siliconvalley-redcross.org

Ý nghĩa các loại bằng lái xe ô tô B1, B2, C, D, E, F tại Việt Nam

Bên cạnh các loại bằng lái xe máy thì ô tô cũng được phân chia thành từng hạng khác nhau để cấp bằng theo quy định của nhà nước. 

Tuy nhiên, với những người chưa biết nhiều về xe sẽ không thể nắm rõ được các hạng phân chia của bằng lái ô tô. Hãy cùng RedCross đọc bài sau để hiểu về các loại bằng lái xe ô tô được cấp phát hiện nay.

>>>> Một số thông tin liên quan: 

Những loại bằng lái xe ô tô tại Việt Nam

Các loại bằng lái xe ô tô là thứ bắt buộc mà chủ sở hữu cần mang trong người khi đi trên đường. Mỗi cá nhân cần trải qua kỳ thi lý thuyết và thực hành theo quy định Nhà nước để được cấp bằng lái với những hạng sau:

Bằng lái xe ô tô hạng B1

Bằng lái xe ô tô hạng B1
Bằng lái xe ô tô hạng B1

Bằng lái xe ô tô hạng B1 được cơ quan chức năng cấp cho những ai sử dụng xe với mục đích đi làm hoặc đi chơi và không dùng cho kinh doanh. Nó được chia làm hai loại dành cho những dòng xe khác nhau gồm:

  • Loại xe có hộp số tự động dưới 9 chỗ 
  • Loại xe có hộp số sàn hoặc hộp số tự động dưới 9 chỗ

Người đăng ký thi lấy bằng lái xe ô tô hạng B1 phải có độ tuổi từ 18 lên và có tình trạng sức khỏe tốt. Thời hạn bằng B1 có hiệu lực là 10 năm tính từ ngày cấp cho chủ xe.

Bằng lái xe B2

Ngoài B1 thì bằng b2 cũng là một trong những giấy phép lái xe ô tô phổ biến được sử dụng tại nước ta hiện nay. Bạn có thể thi lấy bằng B2 để phục vụ cho mục đích kinh doanh hoặc đi làm, đi chơi.

Bằng lái xe B2
Bằng lái xe B2

Đối tượng thích hợp để thi bằng tham gia thi bằng lái xe hơi hạng B2 là những người có ô tô từ 4 đến 9 chỗ và tải trọng dưới 3,5 tấn. Độ tuổi đăng ký thi lấy bằng cũng là từ 18 trở lên, thời gian của loại giấy phép này cũng là 10 năm tương tự như bằng B1.

Bằng lái xe hạng C

Với bằng lái xe ô tô hạng C, ngoài những dòng xe từ 4 đến 9 chỗ thì nó còn có hiệu lực với các loại xe tải hoặc đầu kéo rơ mooc từ 3,5 tấn trở lên. Độ tuổi thích hợp để thi bằng loại C sẽ từ 21 tuổi trở lên.

Người có bằng ô tô hạng C có thể điều khiển được hầu hết mọi loại xe tải và bán tải (trừ xe container). Hiệu lực của bằng lái xe c là 5 năm, hết thời gian này, chủ xe cần đăng ký thi lại để được gia hạn.

Bằng lái xe hạng C
Bằng lái xe hạng C

Bằng lái xe hạng D

Bằng hạng D sẽ có thể áp dụng cho các loại xe trong các hạng B1, B2 và C cùng với đó là ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ tính cả tài xế. Do có quyền sử dụng cao hơn nên độ tuổi tham gia đăng ký thi bằng lái xe ô tô hạng D phải từ 24 tuổi trở lên.

Ngoài ra, bạn cũng không thể học trực tiếp mà phải thi thăng hạng từ bằng B hoặc C lên D vì loại này cần người lái có kinh nghiệm từ 3 đến 5 năm. Người muốn được cấp giấy phép lái xe hạng D phải có học vấn từ trung học cơ sở trở lên.

Bằng lái xe hạng E

Với những dòng xe ô tô phục vụ cho mục đích chở người từ 30 chỗ trở lên, bạn phải cần đến bằng E. Bên cạnh đó, chủ sở hữu cũng phải trải qua quá trình thi nâng hạng từ B, C hoặc D lên hạng E.

Độ tuổi thi cấp bằng ô tô hạng E là 24 trở lên với hiệu lực trong vòng 5 năm kể từ ngày cấp. Người đăng ký thi cần phải có trình độ học vấn từ trung học cơ sở trở lên và sức khỏe ở trạng thái tốt nhất.

Bằng lái xe hạng F

Giấy phép lái xe ô tô hạng F thường sẽ dành cho tài xế từ 27 tuổi trở lên và có hiệu lực 5 tính từ ngày cấp. Những ai đã có bằng hạng B, C, D và E vẫn có thể sở hữu bằng F thông qua quá trình thi thăng hạng. Tất nhiên, người được cấp phép bằng lái xe hạng F cần phải có sức khỏe tốt. Trình độ học vấn từ trung học cơ sở trở lên là đã được phép học, thi và lấy bằng rồi.

Học bằng lái xe ô tô cần đáp ứng những điều kiện gì?

Người lái xe ô tô cần phải chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ cần thiết để nộp hồ sơ cho đơn vị cấp bằng. Bên cạnh đó, sức khỏe của họ cũng phải đáp ứng được những điều kiện sau:

  • Không mắc các loại bệnh liên quan đến tâm thần hoặc thần kinh, liên quan tới não bộ hay các hành vi bất bình thường
  • Không bị mắc các bệnh liên quan đến mắt và thị lực
  • Không bị tim mạch, huyết áp hoặc các bệnh tai mũi họng
  • Không mắc bệnh về đường hô hấp hoặc xương khớp…

Trên đây là những thông tin về ý nghĩa của các loại bằng lái xe ô tô mà bạn cần biết để lựa chọn hình thức đăng ký thi phù hợp. Hãy nắm chắc cả lý thuyết và thực hành để thêm tự tin khi tham gia thi lấy bằng lái ô tô nhé. Mong rằng với những chia sẻ trên đây sẽ giúp ích tới cho quý vị bạn đọc quan tâm tới vấn đề trên.

Nguồn: https://www.siliconvalley-redcross.org